024 7108 6689

media@gapit.com.vn

“Giải phẫu” các Case-study về lồng ghép ESG vào chiến dịch Marketing

Ứng dụng ESG trong các chiến dịch marketing đang trở thành xu hướng quan trọng đối với các doanh nghiệp khi không chỉ giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

1. Các chiến dịch marketing có lồng ghép yếu tố ESG nổi bật tại Việt Nam

Năm 2022, Nestle kết hợp thành công yếu tố ESG (Environmental, Social, and Governance, tạm dịch: Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp) vào chiến dịch truyền thông mang tên “Nâng niu lắm, thiên nhiên ơi”. Chiến dịch này tập trung vào dự án NESCAFÉ Plan – một sáng kiến lâu dài của Nestle nhằm thúc đẩy nông nghiệp bền vững, giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường và cải thiện sinh kế cho người nông dân. Để kết nối với người tiêu dùng trẻ, Nestle sử dụng âm nhạc, hợp tác với nhà sản xuất âm nhạc Touliver và ca sĩ Mỹ Anh để truyền tải thông điệp về môi trường, giúp người trẻ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên.

Nestle và chiến dịch “Nâng niu lắm, thiên nhiên ơi”

Bên cạnh âm nhạc, chiến dịch còn tạo ra trải nghiệm đa giác quan khi hợp tác cùng Vietcetera cho ra mắt series talk show “Đi-tox” được quay giữa không gian xanh mướt của nông trại cà phê, lắng nghe âm thanh của tự nhiên đề từ đó giúp người xem cảm nhận được sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Thông qua chiến dịch, Nestle không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn xây dựng hình ảnh một thương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.

Nhắc đến các chiến dịch marketing có kết hợp yếu tố ESG không thể không nhắc tới Vinamilk với những hoạt động kéo dài tới hàng chục năm. Trong vòng 9 năm từ 2012 tới 2020, Vinamilk đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường gây dựng Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, vừa góp phần xanh hóa môi trường vừa nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên. Tới tháng 12/2023, Vinamilk tập trung quảng bá cho dòng sữa tươi cao cấp Green Farm – sản phẩm được tạo ra từ những trang trại Green Farm với 3 khía cạnh chủ đạo gồm nguyên liệu đầu vào được chọn lọc kỹ lượng, thực hành nông nghiệp tái tạo và áp dụng công nghệ hiện đại vào nông nghiệp bền vững.

Vinamilk với chiến dịch “Vinamilk Green Farm – Điều không tưởng”

Từ 2007 tới nay, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam của Vinamilk được khắc sâu vào tâm trí của khách hàng là một trong những sáng kiến xã hội tiêu biểu, đóng góp tích cực vào cải thiện dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu trẻ em trên cả nước. Thông qua các hoạt động của Quỹ sữa, Vinamilk tiếp cận được nhiều tập khách hàng ở vùng nông thôn và miền núi, đồng thời tạo dựng được cho mình hình ảnh thương hiệu sữa hàng đầu, không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn dành sự quan tâm đặc biệt cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Những chiến dịch marketing có yếu tố ESG của Vinamilk luôn được kéo dài trong nhiều năm, tập trung truyền thông tới người tiêu dùng rằng thương hiệu thật sự quan tâm và hành động để thế giới ngày một tốt đẹp hơn, góp phần tăng cường lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Không đứng ngoài xu hướng, cuối năm 2023, Kinh Đô cũng thành công với chiến dịch Trash Right khi thể hiện tốt cam kết của doanh nghiệp trong việc xây dựng một môi trường sống bền vững. Chiến dịch này không chỉ tập trung vào việc thay đổi bao bì các sản phẩm của Kinh Đô thành các vật liệu thân thiện với môi trường mà còn hướng tới việc nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Trên bao bì của các sản phẩm, Kinh Đô in rõ thông tin hướng dẫn về cách phân loại và tái chế rác, giúp người tiêu dùng dễ dàng tham gia vào quá trình này. Doanh nghiệp cũng tiến hành truyền thông về Trash Right trên đa kênh bao gồm Facebook, các trang tin điện tử, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các trường học triển khai các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ. Kinh Đô cam kết tới năm 2025, 100% các bao bì sản phẩm của mình sẽ có thể tái chế, góp phần thúc đẩy quản lý chất thải có trách nhiệm, từ đó truyền cảm hứng thay đổi tích cực cho giới trẻ.

2. Lợi ích khi lồng ghép yếu tố ESG vào các chiến dịch marketing

2.1. Tăng cường hình ảnh thương hiệu và độ tin cậy

Xã hội càng phát triển, khách hàng càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề xã hội và môi trường. Bên cạnh sản phẩm, khách hàng có xu hướng tìm hiểu xem doanh nghiệp có thực sự quan tâm đến phát triển bền vững hay không. Việc một doanh nghiệp thể hiện cam kết ESG sẽ giúp xây dựng hình ảnh một thương hiệu có trách nhiệm xã hội, đáng tin cậy và được khách hàng tin dùng. Đặc biệt, trước sự cạnh tranh không ngừng từ các đối thủ, ESG mang tới cho doanh nghiệp sự nổi bật và tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

Một trong những ngành đi đầu ứng dụng ESG vào các hoạt động kinh doanh và marketing phải kể đến ngành ngân hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ở thời điểm hiện tại, có tới 90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn phần các tiêu chí ESG vào các hoạt động của mình. Trước đó vào năm 2023, ngân hàng SHB cũng gây ấn tượng với chiến dịch truyền thông kỷ niệm 30 năm ngày thành lập được thực hiện dưới sự tư vấn, đồng hành và hỗ trợ của GAPIT Media. Các hoạt động trong chiến dịch nhận được sự quan tâm và thảo luận tích cực trên mạng xã hội, qua đó truyền tải những giá trị cốt lõi mà ngân hàng theo đuổi tới gần khách hàng hơn. Bên cạnh đó, chiến dịch này cũng mang tới cho khách hàng của SHB cái nhìn rõ ràng nhất về chiến lược tổng thể về phát triển bền vững của ngân hàng, trong đó bao gồm các dự án ESG tiêu biểu do SHB triển khai. Nhờ đó, khách hàng hiện hữu có niềm tin hơn ở ngân hàng, trong khi đó khách hàng tiềm năng lại dành nhiều sự chú ý và quan tâm, giúp ngân hàng mở rộng thị trường tiềm năng.

Các chiến dịch marketing có lồng ghép ESG mang tới nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp

2.2. Nâng cao danh tiếng và sự gắn kết với đối tác và khách hàng

Các chiến dịch Marketing có lồng ghép yếu tố ESG thường đề cập tới các vấn đề mà chính khách hàng cũng đang quan tâm. Khi doanh nghiệp chia sẻ những câu chuyện, góc nhìn và đóng góp cho các vấn đề xã hội, vô hình trung đã tạo ra một sự đồng cảm với khách hàng. Mặt khác, các hoạt động ESG luôn đòi hỏi tính chính xác, sự minh bạch và trách nhiệm cao. Một khi doanh nghiệp đã công khai các hoạt động và kết quả đạt được sau chiến dịch ESG của mình, họ sẽ tạo dựng được lòng tin ở khách hàng, khiến khách hàng muốn gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Ở góc độ của các nhà đầu tư và đối tác doanh nghiệp, ESG thường mang tính chất lâu dài, do đó, khi chú trọng vào ESG, doanh nghiệp sẽ nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư có tâm huyết với phát triển bền vững, từ đó tăng cơ hội tiếp cận vốn đầu tư.

3. Những điều cần tránh khi triển khai chiến dịch marketing có yếu tố ESG

3.1. Không xa rời với chính thương hiệu của mình

Các chiến dịch ESG thường sử dụng màu xanh lá cây trong nhận diện hoặc sử dụng các hình ảnh có liên quan tới các chất liệu thủ công nhằm thể hiện sự thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần bám sát brand guideline của mình để làm sao chiến dịch ESG vừa đánh đúng mục tiêu, vừa đảm bảo được tính nhất quán trong nhận diện thương hiệu.

3.2. Xây dựng câu chuyện, hình ảnh trực quan, dễ liên tưởng

Kỹ năng kể chuyện (story telling) thường được áp dụng trong các chiến dịch ESG và phải dựa trên các câu chuyện thực tế để khách hàng có thể hiểu rõ câu chuyện mà doanh nghiệp muốn chia sẻ. Ví dụ, với mô hình nông trại Green Farm, Vinamilk đã sử dụng những hình ảnh trực quan, thông tin và số liệu cụ thể nhằm giúp khách hàng thấy rõ quy trình khép kín từ trang trại tới những hộp sữa thành phẩm bán ra thị trường.

3.3. Tránh “greenwashing – tẩy xanh”

Greenwashing hay còn gọi là tẩy xanh, được hiểu đơn giản là quá trình truyền đạt sai hoặc đưa ra những thông tin sai lệch về yếu tố thân thiện với môi trường của một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Năm 2023, hãng thời trang nhanh H&M từng phải gánh chịu làn sóng tẩy chay khi sự thật về chiến dịch quyên góp và tái chế quần áo cũ của hãng này bị bóc trần. Thay vì thu gom và tái chế, H&M mang phần lớn số quần áo này tới châu Phi và tạo nên những bãi rác thời trang nhanh khổng lồ.

Thực tế, đôi khi doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn trong quá trình thu thập thông tin, báo cáo kết quả về các hoạt động đã triển khai do ESG là tổng hợp của các yếu tố khác nhau bao gồm môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý, vấn đề thiếu hoặc sai thông tin, số liệu sẽ làm giảm lòng tin ở phía khách hàng và các bên liên quan đồng thời làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Các doanh nghiệp cần tránh lọt bẫy “greenwashing”

Các chiến dịch truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ESG sẽ là những hành trình vô cùng “dài hơi” mà ở đó doanh nghiệp cần thực hiện đúng cam kết về hoạt động kinh doanh bền vững và dành sự quan tâm cho các vấn đề về môi trường xã hội. Mặc dù vậy, những chiến dịch này sẽ mang tới cho doanh nghiệp những tệp khách hàng mới có chung mối quan tâm, hỗ trợ xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và thiết lập mối quan hệ với đối tác, khách hàng.

Theo dõi website GAPIT Media để cập nhật những bài viết mới về các xu hướng marketing trên thị trường!

Rephrase with Ginger (Ctrl+Alt+E)

Travel Influencer Marketing: Chìa khóa thúc đẩy du lịch phát triển

Du lịch ngày nay không đơn thuần là chuyến đi thăm thú cảnh đẹp mà còn là trải nghiệm được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Tại Việt Nam, những người có tầm ảnh hưởng lớn – Travel Influencer – đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc định hình xu hướng du lịch.

1. Travel Influencer Marketing là gì?

Travel Influencer Marketing là một hình thức truyền thông sử dụng hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá các điểm đến, sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch. Những người này thường có đam mê du lịch, đồng thời có lượng người theo dõi rất lớn trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube… Họ chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình khi đi du lịch, giới thiệu các địa điểm check-in hấp dẫn cùng các quán ăn ngon tới những người theo dõi, từ đó truyền cảm hứng cho người theo dõi họ khám phá những vùng đất mới và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Travel Influencer Marketing dùng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để quảng bá các điểm đến du lịch

2. Kích cầu ngành du lịch thông qua Travel Influencer

Thông thường, các Travel Influencer lựa chọn những điểm đến mới mẻ, độc đáo, những địa điểm đang nhận được sự chú ý từ du khách hoặc cũng chọn đến những địa điểm quen thuộc nhưng khai thác nó ở khía cạnh mới lạ, ít người biết đến. Sau khi lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi của mình, bao gồm lịch trình di chuyển, chỗ ở, nơi ăn uống, họ có thể dành thời gian tìm hiểu và ghi lại nội dung về văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán địa phương bằng hình ảnh, video hoặc blog.

Kết thúc chuyến đi, Travel Influencer sẽ chia sẻ những trải nghiệm thực tế này với người theo dõi trên các nền tảng cho phép chia sẻ ảnh, video như Instagram, TikTok, Youtube hoặc các nền tảng phù hợp với những bài viết như Facebook, Blog du lịch… Travel Influencer cũng tương tác với người theo dõi bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn hoặc livestream để giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm thông tin cho các du khách tiềm năng.

Những Travel Influencer nổi tiếng, nhận được sự yêu thích từ khán giả nhờ những chuyến đi độc đáo, đầy tính trải nghiệm với những chia sẻ chân thật, gần gũi có thể kể đến Khoai Lang Thang (YouTube), Phượng Đi Đâu (TikTok), Chan La Cà (YouTube), Sơn Đoàn (Instagram), Thế Vũ Đây (TikTok)…

Có thể nói, các Travel Influencer được coi như là những “đại sứ thương hiệu” cho các nhãn hàng, “đại sứ hình ảnh” cho ngành du lịch tại các địa phương. Từ sức ảnh hưởng của mình, họ có thể:

  • Truyền cảm hứng du lịch tới lượng người theo dõi mình trên các nền tảng xã hội
  • Truyền thông tới đúng nhóm đối tượng mà các nhãn hàng mong muốn
  • Góp phần tăng trưởng số lượng khách du lịch vào mùa lễ
  • Gia tăng niềm tin với độc giả qua các bài review địa điểm du lịch chân thực

Để sử dụng Travel Influencer đạt hiệu quả cao, điều then chốt vẫn nằm ở chất lượng dịch vụ

Tuy nhiên, để việc sử dụng Travel Influencer đạt hiệu quả cao, điều then chốt vẫn nằm ở chất lượng dịch vụ, dự án và hoạt động du lịch có được đầu tư một cách chỉn chu hay không. Travel Influencer xây dựng uy tín dựa trên sự tin tưởng của người theo dõi. Khi họ trải nghiệm dịch vụ, dự án hay hoạt động du lịch chất lượng kém, uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc đánh giá thiếu khách quan và giảm hiệu quả truyền thông. Mặt khác, du khách ngày càng thông minh và có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ du lịch. Họ sẽ dễ dàng nhận ra những thông tin thiếu chân thực và ưu tiên lựa chọn những điểm đến có chất lượng tốt hơn. Những giá trị thực có thể cung cấp cho du khách bao gồm:

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, vệ sinh sạch sẽ, dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo và thái độ phục vụ nhiệt tình
  • Phát triển các dự án du lịch mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của du khách
  • Lắng nghe và ghi nhận ý kiến phản hồi để cải thiện trải nghiệm du lịch cho du khách

3. Một vài case-study tiêu biểu tại Việt Nam

3.1. Phú Quốc và chiến lược hợp tác với người nổi tiếng để quảng bá du lịch

Trong nhiều năm trở lại đây, Phú Quốc trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch Việt, và sự phát triển này không thể không nhắc đến những đóng góp từ phía các Travel Influencer. Để kích cầu du lịch, Phú Quốc đã hợp tác với rất nhiều người có ảnh hưởng khác nhau như Helly Tống, Ngô Trần Hải An, blogger Phan Anh Esheep, Hoàng Nam – Challenge me… Những hình ảnh, video, bài blog được các Travel Influencer kể trên chia sẻ nhận được phản hồi tích cực từ độc giả, qua đó thu hút một số lượng lớn tìm kiếm thông tin về các chuyến du lịch tới Phú Quốc.

Một trong những chiến dịch quảng bá Phú Quốc nổi bật là chiến dịch sử dụng hình ảnh gia đình “trái cây” gồm gia đình Cam Cam, gia đình Đậu và gia đình Xoài. Những chuyến đi của 3 gia đình hot nhất nhì mạng xã hội này được ghi lại và chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube cá nhân, thu hút hàng triệu lượt xem, tạo tiền đề để đưa Phú Quốc trở thành chủ đề nóng, được quan tâm hàng đầu đối với những ai đam mê du lịch nội địa.

Trong năm 2023, Phú Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết hợp với người nổi tiếng như diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc trong dự án hợp tác với Vietravel, hoa hậu Đỗ Thị Hà trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 và rapper Đen Vâu với liveshow “Vì ai cũng có mùa xuân”. Tất cả sự kiện kể trên đều được tổ chức tại Phú Quốc, khẳng định hòn đảo này là một điểm đến du lịch, giải trí hàng đầu tại Việt Nam.

3.2. Tạp chí Vietnam Travel hợp tác cùng Ninh Dương Story

Đầu năm 2024, Ninh Dương Story nổi lên như một hiện tượng trên mạng xã hội khi thu hút giới trẻ thông qua những nội dung mang tính tích cực. Tới tháng 4, Tạp chí Vietnam Travel chính thức hợp tác cùng Ninh Dương Story để thực hiện chiến dịch quảng bá thành phố Hạ Long với mục tiêu thu hút du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Ninh Dương Story hợp tác với Vietnam Travel quảng bá thành phố Hạ Long

Hai bên cùng phối hợp cho ra mắt số báo đặc biệt của Tạp chí Vietnam Travel với chủ đề “Hạ Long – Kỳ quan di sản”, trong đó giới thiệu những điểm đến hấp dẫn, những trải nghiệm độc đáo và văn hóa đặc sắc tại nơi đây thông qua những bài viết, hình ảnh và video ấn tượng. Số báo này đã nhận được đánh giá cao từ độc giả, phần đông ý kiến đều cho rằng bên cạnh việc nâng cao nhận thức về ngành du lịch ở Hạ Long, các bài viết trong này còn mang tới nhiều thông tin và chia sẻ về các điểm đến nổi tiếng trên cả nước.

Sở hữu các trang mạng xã hội với lượt follow “khủng” bao gồm TikTok, Instagram và Facebook, Ninh Dương Story đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh và các clip vui về Hạ Long, thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác. Việc các nội dung được thực hiện bởi chính cặp đôi Ninh Dương – những người sinh ra và lớn lên tại thành phố Hạ Long – không chỉ mang tới cho người xem góc nhìn chân thực nhưng cũng mới mẻ và tràn đầy tình yêu dành cho Hạ Long mà còn góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, thúc đẩy du lịch Hạ Long phát triển.

Sử dụng Travel Influencer Marketing sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi các địa điểm du lịch tập trung vào đầu tư chất lượng dịch vụ, các dự án và hoạt động đi kèm. Chỉ khi du khách có được những trải nghiệm thực sự tốt đẹp thì họ mới tin tưởng vào những thông tin được truyền tải bởi các Travel Influencer và đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch.

Theo dõi và liên hệ với GAPIT Media để được hỗ trợ về giải pháp Influential Marketing!

Sports Marketing – Thương hiệu được lợi gì từ kỳ EURO 2024?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các thương hiệu lớn sẵn sàng chi hàng tỷ đô la để tài trợ cho các giải đấu hoặc các đội bóng không? Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp bóng đá khiến xu hướng Sports Marketing ngày càng đa dạng, mở ra cơ hội để các thương hiệu tiếp cận khách hàng hiệu quả.

1. Sports Marketing những năm gần đây

Sports Marketing hay còn được biết đến là “Tiếp thị thể thao” là một thuật ngữ xuất hiện từ cuối thế kỷ 20 nhằm mô tả hoạt động truyền thông, quảng cáo với mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, đồng thời xây dựng uy tín thương hiệu liên quan đến lĩnh vực thể thao.

Theo The Business Research Company, giá trị của ngành thể thao dự kiến sẽ đạt tới 623 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,6%. Sự nở rộ của các loại hình thể thao và sức hút ngày một tăng của trái bóng tròn khiến Sport Marketing tiếp tục bùng nổ và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều thương hiệu lớn trong những năm qua.

Tận dụng “sức nóng” không giới hạn, thông qua độ phủ sóng lớn và lượng fan hâm mộ áp đảo so với các loại hình thể thao khác, Sport Marketing là đòn bẩy phát triển cho các thương hiệu nhờ việc trở thành nhà tài trợ chính cho các giải đấu lớn hoặc hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng trong làng túc cầu.

Các giải đấu lớn là cơ hội để các thương hiệu sử dụng hiệu quả Sports Marketing

Các trận cầu nằm trong khuôn khổ các giải đấu lớn như Premier League (Cúp Ngoại Hạng Anh), Champion League (Giải Bóng đá Vô địch các Câu lạc bộ Châu Âu), EURO (Giải vô địch Bóng đá Châu Âu), Copa America (Cúp Bóng đá Nam Mỹ), World Cup (Giải Bóng đá Vô địch Thế giới)… là địa hạt để các thương hiệu sử dụng hiệu quả Sports Marketing.

Số liệu từ gemius AdReal cho thấy, trong kỳ EURO 2020, thương hiệu Coca-Cola đã tiếp cận hơn 36 triệu người dùng, thu hút hơn 704 triệu lượt tương tác với các quảng cáo. Thương hiệu Heineken cũng thu về gần 8,5 triệu người dùng thực, tỷ lệ tiếp cận đạt hơn 20% với hơn 17 triệu lượt tương tác với các chiến dịch quảng cáo. Những số liệu trên cho thấy, các giải đấu bóng đá lớn là một trong những sân chơi tuyệt vời để các thương hiệu thể hiện sức mạnh và kết nối với hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.

2. EURO 2024 và cơ hội vàng cho những thương hiệu lớn

EURO 2024 đang dần về đích với cuộc cạnh tranh chức vô địch giữa Tây Ban Nha và Anh. Theo báo cáo của Deloitte, EURO năm nay sẽ tạo ra tổng doanh thu lên tới 2,4 tỷ EUR, bản quyền truyền hình cũng trở thành nguồn thu lớn khi UEFA dự kiến con số lượt theo dõi các trận cầu qua màn ảnh nhỏ là hơn 5 tỷ lượt xem. Sức hút từ giải đấu hàng đầu hành tinh là cơ hội để các thương hiệu gia tăng khả năng hiển thị, tương tác với khách hàng và trở thành các tên quen thuộc trong mắt người tiêu dùng.

Có hai hình thức Sports Marketing chính mà các thương hiệu sử dụng trong kỳ EURO 2024 đó là trở thành nhà tài trợ chính cho cả giải đấu hoặc tài trợ riêng cho các đội bóng hoặc cầu thủ dựa trên giá trị thương mại của họ.

Trong số 13 nhà tài trợ chính thức của EURO 2024, đáng chú ý nhất phải kể đến Hisense với lần thứ 3 liên tiếp trở thành đối tác chiến lược của giải đấu. Với tư cách là nhà tài trợ chính, Hisense cho triển khai chiến dịch “Beyond Glory” với mục tiêu tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu với người hâm mộ bóng đá toàn cầu. Tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm xem bóng đá của mọi người, Hisense thiết lập các khu vực đặc biệt tại các thành phố đăng cai giải đấu để người hâm mộ vừa được trải nghiệm các sản phẩm của thương hiệu, vừa được tham gia các trò chơi tương tác và tận hưởng bầu không khí bóng đá sôi động.

Chiến dịch “Beyond Glory” của Hisense trong mùa EURO 2024

Không chỉ giới hạn ở các quốc gia Châu u, Hisense còn mở rộng cách tiếp cận ra các thị trường khác trong đó có Việt Nam với chiến dịch “Dẫn đầu công nghệ, bùng nổ EURO”, Bằng việc kết hợp các hoạt động đa dạng, sáng tạo và tập trung vào trải nghiệm người dùng, Hisense đã thành công trong việc tạo ra một chiến dịch ấn tượng và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới.

Một nhà tài trợ chính khác là Coca-Cola cũng mang tới chiến dịch độc đáo “The Ritual Cup” để hưởng ứng EURO 2024. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm là những chai Coca-Cola không đường, chiến dịch này đào sâu hơn về cách người hâm mộ thưởng thức những chai Coca-Cola trong khi đang theo dõi những trận đấu, đồng thời khuyến khích mọi người chia sẻ những khoảnh khắc uống Coca-Cola khi xem bóng đá của bản thân lên các trang mạng xã hội. Thương hiệu này cũng cho triển khai chương trình khuyến mãi “Endless Summer” trên các bao bì sản phẩm của mình nhằm mang tới cho khách hàng cơ hội trúng vé tham dự các trận đấu trong khuôn khổ EURO 2024.

“The Ritual Cup” là ví dụ điển hình về cách Coca-Cola tạo ra sợi dây gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Bằng cách khám phá những cách thưởng thức Coca-Cola mới lạ của rất nhiều người trên thế giới, thương hiệu này không chỉ bán sản phẩm mà còn mang đến cho người hâm mộ những trải nghiệm mới mẻ và đáng nhớ khi theo dõi bóng đá.

Bên cạnh trở thành nhà tài trợ chính, một số thương hiệu lựa chọn đầu tư cho từng đội bóng hoặc một vài cầu thủ ngôi sao. Nike, Adidas và Puma là những “ông lớn” trong ngành thể thao, và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu này luôn rất khốc liệt, đặc biệt là trong các giải đấu lớn như EURO 2024. Các thương hiệu này sẵn sàng chi hàng trăm triệu EURO để đổi lấy quyền cung cấp áo thi đấu cho các cầu thủ.

EURO 2024 quy tụ 24 quốc gia tranh tài, trong đó, Nike, Adidas và Puma lần lượt là nhà tài trợ chính cho 9, 6 và 4 liên đoàn bóng đá tại Châu u. Điều này đồng nghĩa với việc logo của các thương hiệu kể trên sẽ xuất hiện dày đặc trong mọi trận đấu cũng như các sự kiện trước và sau trận đấu. Ngoài ra, các thương hiệu này cũng sẽ là đơn vị cung cấp các sản phẩm thể thao như giày, bóng, đồ tập luyện cho các đội tuyển và các cầu thủ khi tham gia các hoạt động có liên quan đến giải đấu.

Lựa chọn tài trợ cho các đội bóng mang tới lợi ích lớn không ngờ cho các thương hiệu bởi lẽ áo đấu là một trong những phương tiện quảng cáo di động hiệu quả nhất. Khi các cầu thủ thi đấu, logo của thương hiệu sẽ được hàng triệu người xem trên khắp thế giới nhìn thấy, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu một cách đáng kể. Thêm vào đó, các thương hiệu cũng dựa vào sức hút của giải đấu để cho ra mắt những bộ sưu tập mới năng động, trẻ trung và gần gũi với người tiêu dùng. Có thể kể đến các bộ sưu tập giày thi đấu 2024 như Nike với “Mad Brilliance” – Tỏa sáng rực rỡ, Adidas với “Advancement” – Bước tiến vượt bậc và Puma với “Forever Faster” – Tốc độ bất tận.

Các bộ sưu tập dành riêng cho EURO 2024 của Nike, Adidas và Puma

3. Giải pháp truyền thông cho các thương hiệu

Một trong những lý do tạo nên hiệu quả cho các chiến dịch Sports Marketing không thể không nói đến hình ảnh. Hình ảnh trong chiến dịch không chỉ truyền tải thông điệp mà còn giúp khơi gợi cảm xúc từ khán giả. Lấy ví dụ từ chiến dịch Beyond Glory của Hisense, hình ảnh thủ môn huyền thoại Manuel Neuer xuất hiện trong mọi hình ảnh của chiến dịch vừa nhằm tôn vinh các cầu thủ đang ngày đêm cống hiến hết mình tại các giải đấu chuyên nghiệp của UEFA, vừa thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp tới khách hàng về các sản phẩm của mình.

Những hình ảnh được sử dụng trong các chiến dịch Sports Marketing đòi hỏi sự độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng, vừa thể hiện được tính thẩm mỹ lại vừa phải truyền tải được thông điệp từ thương hiệu. Để làm được điều này, các công ty truyền thông thường cung cấp 2 giải pháp cho doanh nghiệp giúp tối ưu nguồn lực, tận dụng cơ hội xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng cường tương tác khách hàng đó là Strategic Planning và Creative Solution. Điều này không quá khó đối với các công ty truyền thông nói chung và GAPIT Media nói riêng khi sở hữu đội ngũ sáng tạo giàu kinh nghiệm, có khả năng tạo ra các chiến dịch phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông và thu hút sự chú ý của khán giả.

Sports Marketing trong mùa EURO 2024 mang lại vô số lợi ích cho các thương hiệu lớn. Ngoài hỗ trợ tăng cường nhận diện thương hiệu, hình thức marketing này còn giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

EURO 2024 nói riêng và các sự kiện thể thao lớn nói chung là những sự kiện mang tính chất toàn cầu, nhận được sự chú ý của người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Tài trợ cho các sự kiện thể thao này, các thương hiệu đang chứng tỏ sự quan tâm dành cho cộng đồng và cho các giá trị thể thao. Điều này giúp xây dựng lòng tin yêu của khách hàng hiện tại và là cơ hội tuyệt vời để thương hiệu mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Cuối cùng, việc liên kết với những sự kiện thể thao lớn giúp các thương hiệu xây dựng được hình ảnh năng động, trẻ trung và gần gũi với người tiêu dùng. Các hoạt động tương tác, các cuộc thi cũng như các sự kiện đặc biệt bên lề EURO 2024 do thương hiệu phát động sẽ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, tăng cường sự gắn kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Tham khảo:

Sports Global Market Report 2024: https://www.thebusinessresearchcompany.com/report/sports-global-market-report

Euro2020 Sponsors. Reach analysis of the advertising campaigns from the FMCG industry in Germany: https://gemius.com/blog/euro2020-sponsors-analysis-of-the-reach-of-advertising-campaigns-from-the-fmcg-industry-in-germany/

Annual Review of Football Finance 2024 | Deloitte UK: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/de/Documents/consumer-business/Deloitte_Annual_Review_of_Football_Finance_2024_Studie_UK.pdf

KOL, KOC, KOS: Sự bùng nổ của Influencer Marketing

Tận dụng tốt thế mạnh của Influencer Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả cộng hưởng trong chiến dịch truyền thông, đưa sản phẩm và thương hiệu đến gần hơn với công chúng.

1- Các thuật ngữ về Influencer Marketing: KOL, KOC, KOS

“KOL” (Key Opinion Leader) là những người có ảnh hưởng đến cộng đồng nhờ kiến thức chuyên sâu của họ trong lĩnh vực hay ngành nghề nào đó. Họ có thể là nhà báo, doanh nhân, chính trị gia hay người nổi tiếng… và không nhất thiết phải sử dụng mạng xã hội vì bản thân họ được cộng đồng công nhận vì có chuyên môn trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định.

“KOC” (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. KOC có trải nghiệm đa dạng và chân thực về sản phẩm, có sự thấu hiểu về cảm xúc, nhu cầu và nắm bắt tốt tâm lý người tiêu dùng. Do đó, KOC có vai trò quan trọng tác động gia tăng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

“KOS” (Key Opinion Sales) là những người sáng tạo nội dung có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Họ có hiểu biết về sản phẩm và thương hiệu; đồng thời có khả năng truyền tải thông tin đó đến người mua hàng một cách sinh động và đáng tin cậy. KOS được chia thành 2 nhóm, bao gồm: “KOS thuộc thương hiệu” thường là nhân viên của một thương hiệu/nhãn hàng và “KOS không thuộc thương hiệu” thường là những người livestream tự do.

Ngày càng xuất hiện nhiều thuật ngữ về Influencer Marketing

Giữa 3 thuật ngữ phổ biến về Influencer Marketing, KOS đang là xu hướng mới rất được ưa chuộng trên thị trường thời gian gần đây. Theo thông tin từ AccessTrade Việt Nam, tính từ đầu năm 2024 đến nay, trung bình mỗi tháng đang có khoảng 2,5 triệu lượt livestream bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Shopee và TikTok; hơn 50.000 nhà bán hàng đã tham gia.. Trong đó, trung bình người Việt dành ra 13 tiếng mỗi tuần để mua sắm trên livestream. Điều này chứng tỏ rằng KOS có thể trở thành một ngành nghề “HOT” với nhiều tiềm năng phát triển.

Một vài ví dụ KOS điển hình có thể kể đến thành công của cặp đôi Lucie Nguyễn – Tuấn Dương với doanh số gần 26,5 tỷ đồng sau 15 giờ livestream trên TikTok ngày 4/4 vừa qua. Hay Phạm Thoại từng bán hơn 75.000 đơn hàng chỉ trong 24 giờ livestream, thu về doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng mỗi tháng chỉ riêng từ việc bán hàng trên nền tảng TikTok.

2- Phân biệt KOL – KOC – KOS: Vai trò của từng nhóm trong hoạt động Marketing

Tùy vào mục đích khác nhau của từng chiến dịch Marketing, doanh nghiệp có thể dựa trên điểm khác biệt về vai trò của mỗi nhóm Influencer để đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, phù hợp và tối ưu chi phí cũng như hiệu quả.

KOS là một khái niệm mới nhưng có tiềm năng phát triển vô cùng lớn

Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản của 3 nhóm KOL – KOC – KOS dựa trên hai tiêu chí: Định hướng phát triển nội dung và Tầm ảnh hưởng của từng nhóm.

Tiêu chíKOLKOCKOS
Định hướng phát triển nội dung- Nội dung liên quan nhiều đến định vị thương hiệu cá nhân
- Ít hạn chế về định hướng nội dung
- Nội dung liên quan đến thông tin, đánh giá và khuyến nghị chuyên môn về sản phẩm hoặc dịch vụ
- Ít hạn chế về định hướng nội dung
- Nội dung chủ yếu về các thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu
Tầm ảnh hưởng- Số lượng người theo dõi lớn, có chung mối quan tâm về lĩnh vực mà KOL đang hoạt động
- Có ảnh hưởng không nhỏ tác động đến hành vi và quyết định mua sắm của những đối tượng mục tiêu
- Số lượng người theo dõi ít hơn so với KOL hay KOS
- Có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của cộng đồng cụ thể nhưng không nhất thiết ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ
- Số lượng người theo dõi từ vài nghìn đến hàng triệu người
- Dễ dàng tạo dựng niềm tin đối với người mua và gia tăng khả năng chốt đơn

3- Công thức chọn Influencer Marketing hiệu quả

Đứng trước vô số cơ hội thu hút khách hàng nhờ những người có ảnh hưởng, việc lựa chọn Influencer cho hoạt động Marketing đòi hỏi doanh nghiệp nắm bắt đúng “công thức” để đạt được hiệu quả truyền thông tối ưu.

Lựa chọn Influencer cho mỗi chiến dịch, không thể không cân nhắc nguyên tắc 3R với:

Nguyên tắc về REACH (Độ phủ)

Độ phủ được tính bằng số lượng người theo dõi (Follower) hay mức độ Influencer được nhận diện bởi công chúng. Đây cũng chính là thước đo để chia bậc Influencer từ nhỏ, trung bình đến to, bao gồm: Nano – Micro – Macro – Mega.

Ví dụ đối với KOL: Nano-KOL có từ 1.000 đến 10.000 Follower, Micro-KOL có từ 10.000 đến 100.000 Follower hay Mega-KOL có từ trên 1.000.000 Follower.

Việc lựa chọn KOL, KOC hay KOS có mức ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào ngân sách của chiến dịch Marketing và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải càng lựa chọn người có lượng Follower lớn thì càng đem lại hiệu quả cao vì đôi khi chọn người có tầm ảnh hưởng đến quá nhiều nhóm đối tượng lại không “nhắm” trực diện vào nhóm khách hàng mục tiêu của nhãn hàng.

Nguyên tắc về RELEVANT (Sự phù hợp)

Influencer cần có một sự phù hợp nhất định đến thương hiệu hay sản phẩm của nhãn hàng, dựa trên 3 yếu tố:

  • Target Audience Relevance: Sự phù hợp về nhân khẩu học giữa những đối tượng mục tiêu của thương hiệu, nhãn hàng và nhóm Follower của Influencer.
  • Personality Relevance: Sự phù hợp về mặt hình ảnh, tính cách của cá nhân Influencer đối với hình ảnh của thương hiệu, nhãn hàng.
  • Content Relevance: Sự phù hợp về những quan điểm, nội dung, phương thức thể hiện do Influencer sáng tạo với hình ảnh của thương hiệu và định hướng, thông điệp mà họ muốn truyền tải trong chiến dịch Marketing.

Nguyên tắc về RESONANCE (Chỉ số cộng hưởng)

Chỉ số cộng hưởng dựa trên nhiều yếu tố, không chỉ quyết định bởi một mình Influencer mà còn dựa trên độ uy tín của nhãn hàng, nội dung thông điệp và những nguồn lực khác của chiến dịch. Tính toán càng kỹ lưỡng để vận dụng tối đa chỉ số cộng hưởng, khả năng thành công của chiến dịch khi có sự góp sức của Influencer càng cao.

Chiến dịch Sống một đời có “lãi” thành công với nhiều chỉ số cộng hưởng

Ví dụ với một chiến dịch truyền thông GAPIT Media thực hiện: Sống một đời có “lãi” của VietinBank kết hợp với nghệ sĩ Đen Vâu, chỉ số cộng hưởng vô cùng lớn từ hiệu ứng truyền thông đa kênh. Sự đón nhận của Đồng âm kết hợp với hiệu quả cộng hưởng từ rất nhiều KOL, KOC trên các kênh social như Facebook, TikTok với những nội dung truyền cảm hứng đã viral tự nhiên từ khóa #songmotdoicolai với những kết quả tích cực: 

  • Hơn 5000 bài viết với hashtag Songmotdoicolai trên Facebook;
  • Hơn 11,6 triệu lượt xem với hashtag Songmotdoicolai trên TikTok.

Thêm sự cộng hưởng từ Show của Đen tổ chức tại Hà Nội, chiến dịch thu về lượng tương tác tốt không chỉ trong cộng đồng Đồng âm mà còn tạo được tiếng vang, độ phủ rộng khắp trên mạng xã hội và trên các trang tin tức, thu hút fan của Hà Anh Tuấn – khách mời đặc biệt trong liveshow…

Ngoài ra, tiêu chí cộng hưởng khác cần quan tâm đó là ngân sách chiến dịch và sau đó, doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả để rút kinh nghiệm cho việc lựa chọn Influencer Marketing ở chiến dịch tiếp theo. 

▶▶▶ Xem thêm các chiến dịch thành công cùng Influencer Marketing của GAPIT Media

AI & Digital Marketing: Đồng minh đắc lực hay mối đe dọa với Marketer

Sự phát triển nhanh chóng của AI trong lĩnh vực Digital Marketing mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Vậy cán cân hiện đang nghiêng về đâu?

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách Marketer tiếp cận Digital Marketing

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ và len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, từ công nghệ, y tế, giáo dục và cả Digital Marketing. AI mang đến những công cụ và giải pháp mạnh mẽ, giúp các marketer tiếp cận và giải quyết công việc hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu suất chiến dịch và doanh thu.


Theo một khảo sát của HubSpot, marketer thường ứng dụng AI trong những công việc sau:

  • 40% ứng dụng AI vào Phân tích/báo cáo dữ liệu
  • 39% ứng dụng vào Nghiên cứu (nghiên cứu thị trường, viết báo cáo tổng kết)
  • 38% ứng dụng vào Sáng tạo nội dung

 

Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ hơn những ứng dụng của AI vào trong Digital Marketing.

  1. Phân tích dữ liệu: AI giúp thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp marketer hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng mục tiêu. Từ đó, các chuyên gia marketing có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn khi xây dựng chiến lược.
  2. Tối ưu hóa quảng cáo: AI giúp người dùng lựa chọn các từ khóa, đối tượng mục tiêu, vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp, điều chỉnh giá thầu theo thời gian thực để tối ưu hóa chi phí, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ quảng cáo.
  3. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Với các thuật toán học máy, AI có thể gợi ý sản phẩm phù hợp, gửi email marketing với nội dung và chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng. Điều này hỗ trợ xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, tăng độ trung thành và khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.
  4. Chatbot và trợ lý ảo: Các chatbot tích hợp AI có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin sản phẩm, xử lý đơn hàng…; giảm tải cho bộ phận chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng độ hài lòng của khách hàng.
  5. Tự động hóa nội dung: Các công cụ sinh nội dung dựa trên AI có thể tạo ra các bài viết, quảng cáo, email marketing một cách nhanh chóng và hiệu quả; giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho marketer, đồng thời gia tăng hiệu quả của hoạt động marketing.

Không chỉ dừng lại ở đó, AI vẫn đang được ứng dụng vào hàng trăm công việc khác nhau trong lĩnh vực Digital Marketing.

AI và người sáng tạo: Là bạn hay thù?

AI đã khẳng định vị thế không thể chối cãi trong Digital Marketing, đặc biệt là các tác vụ đòi hỏi độ chính xác và tự động hóa cao. Tuy nhiên, ở lĩnh vực Sáng tạo, vai trò của AI vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi.


Mặc dù Trí tuệ nhân tạo thể hiện khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, bản chất “nhân tạo” của nó vẫn là điều không thể chối cãi. Mặc dù AI có thể mô phỏng và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo nhưng nó vẫn không thể làm lu mờ giá trị của con người trong lĩnh vực này. Điểm hạn chế của AI so với con người nằm ở việc thiếu hụt quan điểm cá nhân, sắc thái cảm xúc và tính chân thực. Trong khi đó, để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, văn học và âm nhạc đều cần bắt nguồn từ những trải nghiệm và cảm xúc thực của người sáng tạo. Bên cạnh đó, AI còn bị giới hạn về nguồn dữ liệu, không thể trích xuất thông tin từ các nguồn bị hạn chế, khiến AI không thể tạo ra nội dung hoàn toàn nguyên bản và kích thích tư duy như con người.

AI vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là đồng minh đắc lực cho marketer nói chung và người sáng tạo nội dung nói riêng. Thay vì lo lắng về sự phát triển của AI, những nhà sáng tạo nên tận dụng những ưu điểm của công nghệ này để tối ưu hóa quá trình sáng tạo. Việc kết hợp sức mạnh của AI với tính sáng tạo, trực giác và cảm xúc của con người sẽ là chìa khóa để tạo ra những tác phẩm ấn tượng hơn bao giờ hết.

GAPIT Media cũng không đứng ngoài làn sóng ứng dụng AI trong hoạt động truyền thông marketing. Để triển khai và phát huy hiệu quả các ứng dụng AI, GAPIT Media đã mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ AI chia sẻ kiến thức và kỹ năng với nhân viên. Các buổi đào tạo và hướng dẫn này giúp nhân viên công ty nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo trong công việc hàng ngày. 

Hiện GAPIT Media đã triển khai các ứng dụng AI vào nhiều khía cạnh khác nhau trong quy trình làm việc, như: Research thông tin, định hướng nội dung, lên ý tưởng cho các ấn phẩm sáng tạo,… qua đó tăng cường hiệu quả hoạt động và vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Gamification Marketing – Xu hướng kết hợp giữa marketing và giải trí

Chơi game vốn là hoạt động giải trí quen thuộc của người dùng các thiết bị công nghệ trong xã hội hiện đại. Vài năm trở lại đây, gamification (game hóa) dần trở thành xu hướng trong lĩnh vực marketing, ngày càng nhiều các doanh nghiệp ứng dụng hoạt động giải trí này vào việc tăng cường hiệu quả cho chiến lược truyền thông. Thông qua việc đưa cơ chế trò chơi (mechanics) vào một môi trường phi trò chơi (non-game), doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới, hấp dẫn và thú vị hơn để từ đó gia tăng lòng trung thành cũng như doanh thu.

Gamification Marketing là gì?

Yếu tố quan trọng trong Gamification Marketing chính là Gamification (trò chơi hóa). Gamification khuyến khích mọi người tham gia vào các bối cảnh non-game bằng cách sử dụng những cơ chế chỉ được sử dụng trong thiết kế trò chơi như phần thưởng, tăng cấp, tìm kiếm huy hiệu… Thông qua đó, gamification sẽ thúc đẩy mong muốn cạnh tranh, thi đua thành tích hoặc hợp tác để đạt được phần thưởng của mọi người.

Như vậy, Gamification Marketing chính là việc lồng ghép và áp dụng một cách sáng tạo và ấn tượng các kĩ thuật trong game như luật chơi, cách chơi, phần thưởng… vào các nền tảng website, mobile, social marketing… nhằm đạt được các mục tiêu marketing đã đề ra.

<Gamification Marketing lồng ghép những cơ chế chỉ có trong trò chơi vào một môi trường phi trò chơi>

Lợi ích của Gamification Marketing

Cùng GAPIT Media tìm hiểu những lợi ích mà Gamification Marketing mang lại cho cho doanh nghiệp giúp nó trở thành hình thức marketing được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn hiện nay nhé.

1. Gia tăng tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp

Chỉ với một trò chơi được thiết kế mới lạ và hấp dẫn trên website hoặc mobile, doanh nghiệp hoàn toàn có thể níu chân khách hàng ở lại trang đồng thời khuyến khích họ chia sẻ và mời thêm nhiều bạn bè tới chơi cùng. Đặc biệt đối với website, việc này không chỉ giúp tăng lượt truy cập, tăng mức độ uy tín của website trong mắt Google mà đồng thời còn tạo ra ảnh hưởng tốt tới hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của Gamification Marketing từ Snipp (The Power of GAMIFICATION – Participation, Engagement, Loyalty – Snipp) cho thấy những hiệu quả vượt trội dành cho các doanh nghiệp ứng dụng gamification vào chiến lược kinh doanh. Trong đó, mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và thông điệp truyền thông tăng 47%, mức độ trung thành với doanh nghiệp tăng 22% và độ nhận diện thương hiệu cũng tăng mạnh ở mức 15%.

2. Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi

Không phải cứ mức độ tương tác tăng lên sẽ đồng nghĩa với tỉ lệ chuyển đổi cũng tăng theo. Mặc dù vậy, việc ứng dụng gamification marketing có thể khiến điều đó có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Lý do chính nằm ở chỗ gamification marketing có khả năng truyền tải thông điệp gần gũi, tự nhiên và không khiến khách hàng có cảm giác bị gượng ép, bắt buộc. Các thử thách, cách tính điểm hoặc thậm chí là các phần thưởng đi kèm đều được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu rất kĩ sở thích cụ thể của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Do vậy, khách hàng sẽ có cảm giác được đưa vào một thế giới trò chơi cá nhân hóa, nơi họ có cơ hội tương tác với với những người dùng khác có cùng nhu cầu hoặc cùng mục tiêu.

Nhờ tập trung vào tính cá nhân hóa mà gamification marketing cũng giúp khách hàng ghi nhớ thông điệp dễ hơn và mang tới nhiều cảm xúc tích cực, từ đó dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và cuối cùng là tăng trưởng doanh số bán hàng.

<Ứng dụng gamification marketing có thể thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi>

3. Tăng mức độ trung thành của khách hàng

Chi phí tìm kiếm khách hàng mới sẽ luôn cao hơn chi phí giữ chân khách hàng cũ. Hiểu được điều đó, gamification marketing chính là cách các doanh nghiệp níu chân tệp khách hàng hiện tại và biến họ trở thành tệp khách hàng trung thành.

Có 2 lý do để gamification marketing làm tốt điều này:

– Mang lại giá trị tích cực: Trong các “trò chơi” được tung ra, doanh nghiệp khéo léo lồng ghép các chương trình ưu đãi, tích điểm đổi quà, xếp hạng thành viên… để qua đó giúp khách hàng cảm thấy mình đóng vai trò quan trọng như một phần của doanh nghiệp.

– Mang lại cảm giác gần gũi: Những “trò chơi” được tạo ra càng hấp dẫn, thú vị thì tỉ lệ khách hàng thường xuyên ghé chơi để duy trì thứ hạng trong game càng lớn. Tương tác càng lâu thì mức độ quen thuộc và gần gũi với doanh nghiệp càng lớn. Đến khi đó, bất cứ khi nào có nhu cầu thì hình ảnh của doanh nghiệp sẽ xuất hiện đầu tiên và trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng. 

4. Dễ dàng đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng

Vì trò chơi do doanh nghiệp tạo ra nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và đo lường hiệu quả của chiến dịch bằng công cụ social listening thông qua các chỉ số như số lượng người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia…

Cũng thông qua hoạt động gamification marketing, doanh nghiệp có thể nhìn thấy cách khách hàng tương tác với trò chơi do doanh nghiệp tạo ra, từ đó ghi lại được các dữ liệu về hành vi khách hàng để phục vụ cho những chiến dịch marketing trong tương lai. Ngoài ra, vấn đề nhạy cảm liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân khách hàng cũng sẽ được xử lí một cách nhẹ nhàng khi khách hàng lựa chọn để lại thông tin của mình một cách tự nguyện và vui vẻ khi chơi game.

<Gamification Marketing dễ dàng đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng>

GAPIT Media thúc đẩy Gamification trong các hoạt động digital marketing

Trong năm 2023, GAPIT Media triển khai Gamification Marketing cho ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng SHB, do đó ý tưởng của trò chơi được lấy cảm hứng từ lịch sử phát triển của ngân hàng với những dấu mốc đặc biệt, khéo léo lồng ghép trong đó 6 giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Game được tích hợp ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử SHB Mobile giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm. Tham gia chơi game, khách hàng có thể thử sức với những trò chơi đơn giản nhưng thú vị để có cơ hội nhận về những phần quà có giá trị, đồng thời hiểu rõ hơn quá trình phát triển của ngân hàng.

Thông qua chiến dịch, SHB và GAPIT Media mong muốn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thương hiệu SHB đến với khách hàng, thúc đẩy khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của SHB đồng thời mang lại trải nghiệm công nghệ hiện đại qua Gamification trong ứng dụng tri ân khách hàng.

<GAPIT Media triển khai Gamification Marketing cho ngân hàng SHB>

Tiếp nối thành công của chiến dịch Game kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng SHB, GAPIT Media tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác là TAEMAKE và TriPlayZ nhằm phát triển hơn nữa các giải pháp tích hợp game vào các hoạt động marketing cho phân khúc khách hàng tài chính. Đồng thời, việc hợp tác còn thể hiện tầm nhìn và quyết tâm của GAPIT Media trong việc kiến tạo thêm nhiều giải pháp mới thúc đẩy hiệu quả và tối đa hoá hiệu suất của các hoạt động truyền thông và marketing được cung cấp bởi GAPIT.

Ngày Tết ở GAPIT Media có gì?

Với sự lên ngôi của Internet, mạng xã hội và các kênh thông tin truyền thông, ngành truyền thông và quảng cáo tại Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Nhân sự tại các công ty truyền thông theo đó buộc phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị trường, sẵn sàng cho những chuyển biến nhanh chóng của ngành và khối lượng công việc rất lớn, nhất là trong mùa lễ hội cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán khi các doanh nghiệp triển khai các chiến dịch truyền thông có lồng ghép các chương trình ưu đãi mua sắm lớn.

Cùng theo chân GAPIT Media tìm hiểu xem nhân sự tại Agency có những trải nghiệm gì đặc biệt khi làm việc những ngày cận Tết và cách để họ vượt qua áp lực để “tận hưởng” những cái Tết “có 102”.

Mọi người thường chia sẻ rằng những campaign Tết khiến dân Agency quay cuồng trong những áp lực về deadline. Ở GAPIT Media thì sao, các bạn có phải trải qua những áp lực này không?

Có những campaign Tết mà deadline cho team mình luôn gấp, nhưng thay vì cảm thấy áp lực, mình sẽ suy nghĩ về ba chữ “được công nhận” nhiều hơn. Ví dụ như khi cả team cùng ngồi brainstorm với nhau và ý tưởng cho campaign Tết của mình được duyệt, sau đó dần được hiện thực hóa thì đó là lúc mình cảm thấy bản thân được khách hàng, đồng nghiệp “công nhận”, những ý tưởng sáng tạo của mình đã thực sự mang đến một lợi ích nhất định cho khách hàng. Đó là một cảm giác rất tuyệt và khiến bọn mình vượt qua những áp lực về deadline. – H “giấu tên”, Content Creator tại GAPIT Media.

<Đội ngũ GAPIT Media>

Bạn có kỉ niệm thú vị nào khi phải chạy deadline trong Tết không?

Có năm mình chạy ads đến tận đêm 30 Tết (cười). Nhiều khi mình đã được nghỉ Tết rồi, nhưng lịch lên bài thì đâu có lùi lại đợi mình nghỉ Tết xong, nên nếu bài lên vào mùng 1 Tết mà khách có order thì vẫn “sẵn sàng” làm thôi. Cá nhân mình nghĩ làm việc ở Agency nói chung và GAPIT Media nói riêng thì nhân sự nào cũng trong trạng thái “sẵn sàng”. Vì mọi thứ cũng đã được lên kế hoạch từ trước, thế nên mình sẽ không rơi vào tình trạng bị bất ngờ. Vả lại với Agency bọn mình thì càng nhiều job càng mừng chứ sao. – VTTH, Digital Specialist tại GAPIT Media.

Chạy deadline trong Tết thì mình chưa trải qua, nhưng mình đã từng ngồi lại công ty làm việc tới tận 10 giờ tối những ngày cận Tết, vừa làm việc vừa nghe tiếng mọi người hò reo ở bên ngoài. Dù sao cũng là dịp lễ Tết, mọi người đã nghỉ rồi mà mình thì còn lọ mọ. Lúc đó trong đầu chỉ nghĩ “bao giờ mới hoàn thành việc để nhanh chóng về nhà”. Cảm xúc nôn nao lắm, cứ đứng lên ngồi xuống không yên. – “Em xinh” của team Design tại GAPIT Media.

Tết ở Agency thì có những gì khác biệt so với Tết ở những công ty khác nhỉ?

Chắc là chuyện team mình phải thay phiên nhau trực trong Tết rồi. Khi mới sang Agency mình thấy chuyện này phiền lắm, bởi vì Tết mà, ai lại muốn đang ngồi quây quần cùng gia đình còn phải để ý đến số liệu đâu. Nhưng khi đã quen thuộc với môi trường Agency rồi thì mình nghĩ chuyện trực ngày Tết cũng khá vui, vì lúc đó mình và đồng nghiệp có thể nhắn tin trao đổi qua lại chứ không phải nghỉ Tết rồi thì ai về nhà nấy, không còn liên lạc gì với nhau nữa. – VTTH, Digital Specialist tại GAPIT Media.

Thường thì thời điểm một tháng trước Tết sẽ là giai đoạn rất nhiều việc hoặc chẳng có việc gì. Nếu không làm Agency, Tết với mình có khi đến sớm cả tháng vì lượng công việc không nhiều, mình cũng sẽ được phép về quê nghỉ Tết sớm. Ở GAPIT Media không như thế, bọn mình phải thực hiện theo đúng timeline, Tết vì thế cũng bắt đầu muộn hơn, nhưng bù lại bọn mình có cơ hội tiếp xúc với những brand lớn. Sản phẩm làm ra chỉn chu, đẹp đẽ, được nhiều người biết đến sẽ khiến bản thân cảm thấy rất tự hào. – “Em xinh” của team Design tại GAPIT Media.

<Bộ quà Tết 2024 “Trao Long Thạch – Gửi Lòng Thành”
chứa đựng những kỳ vọng vào năm mới của GAPIT Media>

Tết là dịp chúng ta tổng kết lại những điều đã làm được trong năm cũ và hy vọng vào một năm mới rực rỡ hơn. Năm mới 2024 đang đến gần, bạn mong muốn gì ở hành trình tương lai cùng với GAPIT Media?

Dĩ nhiên là mình kỳ vọng vào những dự án lớn hơn năm cũ rồi. Năm 2023 với mình thực sự rất tuyệt khi được đóng góp công sức thực hiện những campaign lớn, được làm việc cùng những đồng nghiệp luôn “công nhận” mọi điều mình nghĩ ra. Hy vọng trong năm mới 2024, GAPIT Media vẫn sẽ là nơi cho phép mình được thỏa sức sáng tạo, được cống hiến và tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. – H “giấu tên”, Content Creator tại GAPIT Media.

Năm mới, mình sẽ luôn giữ vững tinh thần “sẵn sàng” làm việc mọi lúc mọi nơi. Không sợ gì chỉ sợ không có việc, thế nên mình hy vọng năm 2024 của GAPIT Media sẽ có nhiều khách hàng hơn, nhiều sự nở rộ và rực rỡ hơn so với năm 2023. – VTTH, Digital Specialist tại GAPIT Media.

Bản thân mình thì chờ đợi vào những dự án “chất lượng hơn số lượng”. Mong rằng năm mới 2024 sẽ mang đến những dự án thật lớn, giúp bọn mình có thêm động lực để phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất. – “Em xinh” của team Design tại GAPIT Media.

Tết trong mỗi người sẽ mang một cảm xúc rất riêng với những kỉ niệm riêng mà chỉ dịp Tết mới thấy. Cảm ơn những đồng đội tại GAPIT Media vì đã hoàn thành một năm đầy xuất sắc. Mong rằng năm mới Giáp Thìn 2024 sẽ luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười, thành toàn cho mọi ước vọng và niềm tin của mọi người!

5 kỹ năng không thể thiếu khi làm Digital Marketing

Đứng trước kỷ nguyên số bùng nổ quảng cáo trên Internet, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhiều hơn. Digital Marketing nở rộ là cơ hội tiếp cận khách hàng online, đồng thời là thách thức đòi hỏi khả năng vận dụng thành thạo những kỹ năng trong hoạt động truyền thông.

Những năm tới là thời kì đầy hứa hẹn và thú vị dành cho ngành Digital Marketing khi ngày càng nhiều người có xu hướng mua hàng online. Đây là yếu tố khiến các công ty dần dần chuyển trọng tâm sang Digital để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng của mình, từ đó đẩy mạnh tăng trưởng doanh số. Tuy nhiên để có được thành công trong thị trường đang thay đổi hằng ngày, người làm Digital Marketing cần sử dụng thuần thục 5 kỹ năng cơ bản dưới đây:

Marketing yêu cầu kỹ năng khác nhau. Nguồn (Serendipity n.d)

Copywriting: Ngôn từ là sức mạnh. Nguồn (ATLS n.d)

1. Viết quảng cáo (Copywriting)

Sự phát triển của những công cụ viết sử dụng trí tuệ nhân tạo không làm mất đi giá trị của người viết nội dung mà ngược lại, chúng ta có thể tận dụng AI để viết quảng cáo nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực Digital Marketing, sử dụng thành thạo kỹ năng Copywriting là cách giúp tăng tính thuyết phục cho nội dung quảng cáo, tạo sự đồng cảm cho người đọc và đưa họ đến gần hơn với quyết định mua hàng.

Để có thể tạo ra nội dung quảng cáo hiệu quả, người viết nội dung cần xây dựng cho mình tư duy logic, khả năng sáng tạo, sự linh hoạt khi nắm bắt tâm lý khách hàng và những kiến thức nền tảng về cấu trúc một bài viết, từ khóa và SEO…

 

Tổng quan về SEO. Nguồn (Quách Quỳnh n.d)

2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization)

Search Engine Optimization hay còn được gọi tắt là SEO, là một công cụ tiếp thị điện tử thiết yếu của Digital Marketing. Tại sao lại nói như vậy? SEO giúp marketer tối ưu hóa trang web của họ để đạt được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, SEO còn giúp tăng lượng truy cập vào website, từ đó tăng cơ hội bán sản phẩm.

Muốn tối ưu hóa SEO, người dùng cần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết về: kỹ năng phân tích từ khóa và website, xác định đối thủ cạnh tranh, nắm vững kỹ thuật SEO, hiểu rõ trải nghiệm người dùng và có thể đánh giá được chất lượng nội dung bài viết SEO…

Hiệu quả SEO mang lại liên quan chủ yếu đến thứ hạng SEO. Thứ hạng càng cao thì khả năng người dùng click vào trang web càng lớn. Thay vì phải lướt xuống dưới hay tìm kiếm ở những trang tiếp theo, người dùng thường có thiên hướng click vào ngay những nội dung hiển thị top đầu ở trang đầu tiên khi tìm kiếm theo từ khóa.

 

Marketing trên các nền tảng mạng xã hội. Nguồn (OnShop n.d)

3. Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)

Mạng xã hội là một thị trường tiềm năng cho sự sáng tạo và đổi mới. Thống kê mới nhất năm 2023 cho thấy, gần 60% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội. Trong đó, những nền tảng thịnh hành nhất là: Facebook với 2,9 tỷ người dùng; YouTube với 2,6 tỷ người dùng; Instagram với 1,47 tỷ người dùng; và gần đây nhất là TikTok với cú bứt tốc đạt mốc 1 tỷ người dùng chỉ sau thời gian ngắn ra mắt.

Cơ hội tiếp cận đông đảo khách hàng tiềm năng từ các nền tảng mạng xã hội cũng đồng thời là thách thức với khả năng sáng tạo của marketer. Sự sáng tạo không ngừng đòi hỏi các hình thức nội dung xuất hiện trên các nền tảng này phải đa dạng, độc đáo và thu hút. Do đó, kỹ năng truyền thông mạng xã hội đặt ra yêu cầu cao hơn nhằm tạo ra một nền tảng trực tuyến hấp dẫn, giúp bạn tìm kiếm và phát triển khách hàng cho riêng mình. Tuy nhiên, để có khách hàng, chúng ta cần nắm vững những kỹ năng truyền thông mạng xã hội cơ bản sau:

+ Hiểu biết về chiến lược truyền thông hiện tại.

+ Hiểu biết các chức năng của từng nền tảng mạng xã hội.

+ Trả lời những nhận xét của khách hàng từ đó hiểu biết về nhu cầu và tăng tính tương tác.

 

Mọi người phân tích dữ liệu để có những quyết định đúng đắn. Nguồn (CareerBuilder n.d)

4. Phân tích dữ liệu (Data Analysis)

Dữ liệu đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực marketing và thu hút sự quan tâm của các chuyên gia. Với khả năng cung cấp thông tin quan trọng, dữ liệu mang đến cho họ khả năng đưa ra những quyết định tốt hơn. 

Theo thời gian, vai trò quan trọng của dữ liệu ngày càng được khẳng định. Các chuyên gia tiếp thị sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả và cải thiện chiến lược tiếp thị của họ. Sự thành thạo trong việc phân tích dữ liệu và nghiên cứu mang lại vô số lợi ích cho quá trình truyền thông, từ việc thu thập và đánh giá dữ liệu về sự hài lòng của khách hàng. Những kỹ năng này cũng giúp bạn tạo ra những dự đoán và kết luận chính xác về kết quả dữ liệu thu thập được.

 

Phương pháp tuy cũ nhưng vẫn hiệu quả. Nguồn (MISA AMIS 2021)

5. Tiếp thị qua Email (Email Marketing)

Email marketing là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số. Với email marketing, bạn có thể gửi thông điệp trực tiếp đến những khách hàng mục tiêu của mình. Hơn thế nữa, Email marketing là công cụ hiệu quả góp phần thúc đẩy nhận biết về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và tạo sự gắn kết mạnh mẽ hơn với khách hàng.

Để trở thành một nhà tiếp thị email thành công, bạn cần hiểu cách tạo chiến dịch email hiệu quả, phân đoạn danh sách email của mình và đo lường tính khả thi của chiến dịch. Bạn cũng cần có khả năng viết bài quảng cáo hấp dẫn và thiết kế các mẫu email đẹp mắt.

Digital Marketing là cơ hội đối với mọi người trong việc phát triển doanh nghiệp. Nguồn (VN4U n.d)

Với sự phát triển không ngừng của Digital Marketing, việc nắm vững và áp dụng 5 kỹ năng trên trở thành một nhiệm vụ cần thiết. Copywriting, SEO, Social Media Marketing, Data Analysis, Email Marketing đã chứng minh sức mạnh và ảnh hưởng của chúng trong việc tạo dựng thương hiệu, tăng tương tác và thúc đẩy doanh số. Bằng việc kết hợp và khai thác tối đa những yếu tố này, các chuyên gia Digital Marketing có thể tiến xa hơn trong việc xây dựng chiến lược thành công và ghi điểm với khách hàng. Hãy chú trọng và đầu tư nâng cao kỹ năng của mình để phát triển bền vững trong thị trường kỷ nguyên số đầy cạnh tranh.

5 lầm tưởng phổ biến về ngành Marketing

Doanh nghiệp sử dụng Marketing như một cầu nối trước thời kỳ xu hướng xã hội thay đổi liên tục. Tuy nhiên vẫn có nhiều định nghĩa sai về Marketing dẫn đến không có chiến lược hiệu quả ảnh hưởng đến ngân sách.

Marketing là lĩnh vực thiết yếu trong kinh doanh Nguồn (Cộng đồng Digital Marketing, 2017)

Marketing là một lĩnh vực thiết yếu trong kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều lầm tưởng về ngành Marketing mà nếu không được giải quyết đúng cách sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược và triển khai các kế hoạch Marketing. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về ngành Marketing:

 

Marketing chỉ là PR? – Nguồn (Tầm Trần, n.d)

1. Marketing chỉ là quảng cáo và bán hàng

Đây là một điểm nhìn sai lầm và phiến diện phổ biến về lĩnh vực Marketing. Điều này cũng giống như câu chuyện “Thầy bói xem voi”, có người cho con voi là cái tay, có người cho con voi là cột đình… Marketing rất khó giải thích hết bằng một định nghĩa. Không đơn thuần chỉ là quảng cáo và bán hàng, Marketing là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều hoạt động có liên kết chặt chẽ với nhau như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, định vị thương hiệu, giá cả và quảng cáo.

 

Doanh nghiệp và quỹ ngân sách – Nguồn (Ngọc Nguyễn, 2019)

2. Doanh nghiệp nhỏ không cần tốn tiền và thời gian cho Marketing

Có thể doanh nghiệp nhỏ không đủ nguồn lực thực hiện Marketing hoặc đã có nguồn khách quen ổn định, hay không có đủ ngân sách triển khai một chiến dịch Marketing toàn diện như các doanh nghiệp lớn… Nhưng không có nghĩa là họ không cần đến Marketing.

Marketing đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và tạo ra doanh số. Tiếp thị đối với các doanh nghiệp nhỏ phải được triển khai một cách khôn ngoan và yêu cầu quá trình nghiên cứu, lên kế hoạch kỹ lưỡng để có thể tận dụng nguồn vốn một cách tốt nhất. Chính vì vậy, chuẩn bị kế hoạch cụ thể thông qua nghiên cứu thị trường là việc hết sức thiết thực để tránh những tổn thất về ngân sách.

 

3. Ai cũng có thể làm Marketing

Theo Brand Camp Asia , trái với quan điểm một số người cho rằng marketing là một ngành dễ dàng và ai cũng có thể làm thì thực tế là tiếp thị đòi hỏi sự đầu tư thời gian và tận tụy nếu muốn đạt được kết quả rõ ràng. 

Nghiên cứu thị trường và khách hàng là một phần không thể thiếu trong quá trình Marketing. Nếu không dành thời gian chuẩn bị tài nguyên cần thiết, khả năng thu hút khách hàng và phát triển sản phẩm sẽ bị hạn chế. Đôi khi, việc lựa chọn các phương pháp tiếp thị rẻ tiền có thể mang lại hiệu quả tạm thời, nhưng để đạt được thành công bền vững, việc đầu tư là điều không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện.

 

 

Marketing không chỉ là quảng cáo – Nguồn (Joe Powers 2021)

4. Quảng cáo là kế hoạch Marketing

Quảng cáo là một phương pháp quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng đối với thương hiệu, bất kể họ là khách hàng mới hay cần được tiếp cận lại. Tuy nhiên, quảng cáo chỉ là một phần trong các phương pháp tiếp thị khác nhau. Các công cụ như SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và nội dung nhắm mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng sau khi họ đã bị thu hút bởi một quảng cáo.

Quảng cáo giúp tạo dựng cảm nhận ban đầu về doanh nghiệp, nhưng không nên là trung tâm chính của chiến dịch tiếp thị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để thu hút sự quan tâm của khách hàng, cần có từ 5 đến 12 điểm chạm khác nhau với thương hiệu. 

Một số ví dụ về các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng có thể kể đến như quảng cáo trực tuyến, email, các bài đánh giá sản phẩm, website. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng các phương pháp tiếp thị khác nhau như viết nội dung hấp dẫn, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và các hình thức tiếp cận khác để duy trì sự tương tác và quan tâm từ khách hàng.

 

5. Marketing mang lại kết quả nhanh chóng

Marketing là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và tạo ra doanh số. Ngày nay, áp lực để đạt được kết quả ngay lập tức thông qua Marketing đã tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ cả các đối thủ truyền thống lẫn các công ty mới nổi và các startup. 

Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng thay đổi liên tục, quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm ngay lập tức và mong đợi sự tương tác, phản hồi nhanh nhạy từ các thương hiệu. Điều này đặt áp lực lên các doanh nghiệp khi đứng trước yêu cầu thích nghi và phản ứng nhanh để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. 

Tuy nhiên, liệu Marketing có thể mang lại kết quả ngay tức thì? Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi chiến lược marketing được lên kế hoạch tốt và thực hiện hiệu quả. 

Để đạt kết quả nhanh trong Marketing, các doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố quan trọng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu và hiểu nhu cầu của họ. Bước tiếp theo là tạo ra thông điệp hấp dẫn và sáng tạo để thu hút sự chú ý. 

Sử dụng các kênh Marketing kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Từ đó, những nhu cầu thiết yếu dần được hình thành trong tâm trí khách hàng thông qua giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Cuối cùng, mỗi chiến dịch nên được đo lường kết quả thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả và kịp thời điều chỉnh. 

Bằng cách thực hiện các bước này, các doanh nghiệp có thể đạt được kết quả nhanh chóng và bền vững.

Marketing không chỉ là quảng cáo – Nguồn (Joe Sullivan 2019)

Trên đây là 5 lầm tưởng phổ biến cần được nhìn nhận đúng để giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và triển khai kế hoạch Marketing hiệu quả. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, biết sớm những sai lầm phổ biến này có thể giúp tối ưu ngân sách cho hoạt động Marketing ngay từ ban đầu.

Với bề dày hoạt động gần 2 thập kỷ, GAPIT Media cung cấp các giải pháp Digital Marketing toàn diện cho các khách hàng đa ngành nghề, từ Tài Chính, BĐS, FMCG đến Nông nghiệp, Y tế… Trong đó có dịch vụ tư vấn chiến lược và các gói truyền thông Marketing được thiết kế cho từng loại hình và quy mô Doanh nghiệp, giúp bạn tối ưu được ngân sách và hiệu quả triển khai.

 

Performance Marketing 101: Chuyển đổi từ những cú chạm

Performance Marketing là một hình thức Marketing mới được áp dụng bởi các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận. Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và các nền tảng trực tuyến, Performance Marketing đang ngày càng trở nên phổ biến.

Để áp dụng Performance Marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về chiến lược và các nguyên tắc cơ bản của phương pháp này.

 

Nền tảng của Performance Marketing

Performance Marketing – khác với với marketing truyền thống – tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí để tạo ra lợi nhuận tối đa. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo, đảm bảo tính minh bạch, từ đó đạt được mục tiêu chiến lược.

Performance Marketing giúp tối ưu hóa chi phí

Performance Marketing đo lường các hoạt động quảng cáo qua hiệu quả thực tế của chúng, như tỷ lệ chuyển đổi, đăng ký hoặc mua hàng. Ví dụ của một số chỉ số và KPI chính thường được sử dụng trong Performance Marketing có thể kể đến: Return on Investment (ROI), Cost per click (CPC),… Thông qua hình thức này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ chỉ phải chi trả cho các hoạt động quảng cáo mang lại kết quả thực thụ cho doanh nghiệp, giúp giảm thiểu rủi ro và củng cố mối quan hệ với khách hàng.

Một khía cạnh quan trọng của Performance Marketing là xác định nhóm khách hàng mục tiêu, bao gồm việc thu thập thông tin về địa vị và sở thích của khách hàng nhằm phát triển những chiến lược hiệu quả. Thông qua việc phân tích Big Data, các marketer có thể tạo dựng và tùy chỉnh các phân khúc khách hàng, tận dụng chúng để nâng cao chất lượng các chiến lược tương tác và góp phần gia tăng giá trị trong tương lai.

Tối ưu hóa mục tiêu chiến lược với dữ liệu người dùng từ Big Data

Nắm được những nguyên tắc và hiểu biết cơ bản về Performance Marketing, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí, gia tăng doanh số bán hàng và thu về lợi nhuận cao nhất.

Performance Marketing vs Digital Marketing

Performance Marketing là một hình thức Marketing trực tuyến phổ biến bắt nguồn từ Digital Marketing sử dụng các công cụ quen thuộc. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quyết định lựa chọn tiếp cận với phương pháp mới hay tiếp tục gắn bó với phương pháp Marketing truyền thống. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp này để hiểu rõ hơn về chúng.

Performance Marketing vận hành dựa trên các mục tiêu đã xác định, chẳng hạn như lượng khách hàng tiềm năng, hiệu suất bán hàng, tỉ lệ nhấp chuột hoặc chuyển đổi. Một văn phòng quảng cáo sử dụng Performance Marketing chỉ được trả thù lao khi họ đạt được các mục tiêu đặt sẵn thông qua các kênh truyền thông khác nhau.

Digital Marketing thông thường tập trung vào sự tăng trưởng bền vững và tùy biến các chiến lược cho từng doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự đầu tư với khách hàng – những người đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, làm việc với một văn phòng quảng cáo sử dụng Performance Marketing tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển các kế hoạch và chiến lược tối ưu thông qua nhiều kênh khác nhau, nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định và đảm bảo ROI. Quan hệ hợp tác này nâng cao sự tin tưởng chung và thúc đẩy quá trình theo đuổi những mục tiêu của hai bên.

Do đó, nếu bạn sở hữu ngân sách có hạn và muốn kiểm soát chi tiêu quảng cáo của mình, Performance Marketing là lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn có tư duy chiến lược và mong muốn đạt được hiệu quả về lâu dài thì Digital Marketing là con đường phù hợp để đi.

Lợi ích của Performance Marketing

Khi so sánh với các chiến lược Marketing trực tuyến khác, Performance Marketing mang lại nhiều lợi thế. Có thể kể đến một số lợi ích chính của Performance Marketing như:

  • Giảm thiểu rủi ro trong quy trình tổng thể
  • Tập trung vào việc tăng ROI.
  • Dễ dàng kiểm soát thông qua tổng quan hiệu suất.
  • Có thể được đo lường hoàn toàn với các chỉ số tiếp thị.
  • Chi phí minh bạch.
  • Cải thiện việc quản lý ngân sách cho các chiến dịch.
  • Tiếp cận quảng cáo với quy mô lớn và hiệu quả hơn.
  • Nâng cao đầu vào từ các nhóm sáng tạo của đối tác quảng cáo.

 

GAPIT Media

GAPIT – đơn vị cung cấp dịch vụ Performance Marketing hàng đầu

Vận hành với danh nghĩa là một Performance-based creative agency, GAPIT Media cung cấp một chiến lược marketing toàn diện, ưu tiên truyền thông rõ ràng và hiệu quả, cung cấp quyền truy cập không giới hạn tới những nguồn tài nguyên phong phú và dịch vụ tận tâm hoàn toàn. Nhóm chuyên gia kỹ thuật số giàu kinh nghiệm của chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi tiêu của mình để đạt được các mục tiêu của chiến dịch.

Là đối tác cao cấp của các nền tảng trực tuyến hàng đầu như Google và Facebook, GAPIT Media có đặc quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu phong phú và có nhiều lợi thế trong việc khả năng phát triển chiến lược. Tận dụng nguồn thông tin được tổng hợp từ dữ liệu về hành vi tiêu dùng, sở thích và thực tế áp dụng, chúng tôi đo lường và điều chỉnh chiến lược một cách tỉ mỉ nhằm tối ưu hóa các chiến dịch, nâng cao hiệu quả thực tiễn và gia tăng lợi nhuận cho khách hàng. Với hiểu biết chuyên sâu về thị trường, GAPIT liên tục cải tiến phương pháp của mình, giúp bạn đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả và nhanh chóng.

GAPIT Media tận dụng quy trình đào tạo rộng rãi và kinh nghiệm đa dạng để cung cấp các dịch vụ với chất lượng hàng đầu cho khách hàng tới từ nhiều thị trường khác nhau. Chúng tôi sáng tạo và đặc biệt điều chỉnh chiến lược của mình cho từng ngành công nghiệp thông qua sự kết hợp giữa kinh nghiệm, phương pháp và dữ liệu. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi dựa trên việc cung cấp dịch vụ tư vấn mang tính chiến lược và thực tiễn, được tùy chỉnh theo nhu cầu và đặc tính của doanh nghiệp và thị trường. Chúng tôi tự hào là công ty cung cấp giải pháp hiệu quả cho sự phát triển của các doanh nghiệp khách hàng. 

Vậy, mục tiêu quảng cáo và tiếp thị của bạn là gì? Liệu bạn đã sở hữu cho mình một chiến lược tiếp thị hiệu quả? Performance Marketing có phải một giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về những cơ hội áp dụng Performance Marketing vào vận hành doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để trao đổi nhiều hơn.