Sự thay đổi về thói quen tiếp cận thông tin của Gen Z và bối cảnh đầy cạnh tranh mùa tuyển sinh đòi hỏi các trường đại học đổi mới chiến lược truyền thông.
Thách thức yêu cầu sự đổi mới trong chiến lược marketing của các trường đại học
Khi giáo dục đại học không còn đơn thuần là phúc lợi công, việc tự chủ tài chính và tuyển sinh đòi hỏi “dịch vụ” giáo dục trở nên thu hút trong mắt những “khách hàng” Gen Z. Vốn là thế hệ trưởng thành trong thời đại công nghệ số, Gen Z tiếp xúc hàng ngày với đầy ắp thông tin giải trí sáng tạo trên mạng xã hội, cập nhật nhanh chóng với tần suất liên tục. Sự thay đổi về thói quen tiếp cận thông tin của thế hệ Gen Z, dẫn đến yêu cầu thay đổi trong tư duy chiến lược marketing của các trường.
Sự gia tăng về số lượng các trường đại học cũng như sự đa dạng về lựa chọn ngành nghề khiến cho việc đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đồng đều ở tất cả các ngành học trở nên cực kỳ khó khăn, đặc biệt với những ngành học đặc thù. “Cuộc đua” mùa tuyển sinh không đơn thuần là sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo mà còn là sự sáng tạo trong phương thức truyền thông, làm sao để trở nên nổi bật.
Do đó, đổi mới là chìa khóa tất yếu để các trường có thể “sinh tồn” tốt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt mùa tuyển sinh.
Đổi mới trong truyền thông tuyển sinh giúp các trường thu hút nhiều thí sinh hơn
Điểm mới trong truyền thông tuyển sinh đại học
Đầu tư vào đổi mới truyền thông vừa là xu hướng, vừa là chiến lược thông minh giúp các trường gặt hái được vô số lợi ích như: Tăng cường sự tương tác và kết nối với thí sinh tiềm năng; Tăng nhận diện thương hiệu và giá trị khác biệt của trường; Tăng tỷ lệ chuyển đổi…
Đa dạng hóa hình thức sáng tạo giúp nội dung tuyển sinh tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn
Để thành công trong cuộc đua tuyển sinh, các trường đại học đang áp dụng nhiều chiến lược truyền thông mới mẻ và sáng tạo, dựa trên góc nhìn trẻ trung và “bắt trend” hơn:
- Đa dạng hóa hình thức sáng tạo nội dung trên mạng xã hội với nhiều định dạng và phong cách thiết kế, tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ đến người xem như: GIF, Infographics, Motion Graphics, Livestream, Minigame…
- Ngôn từ trẻ trung, bắt trend nhằm tạo sự gần gũi, hài hước và phù hợp với văn hóa tiếp nhận thông tin của giới trẻ.
- Cá nhân hóa thông điệp với từng nhóm đối tượng để tập trung vào từng nhóm lợi ích cụ thể mà ngành học và nhà trường có thể mang lại cho thí sinh.
- Tận dụng sức mạnh của Influencer Marketing (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) để lan tỏa thông điệp rộng hơn đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động truyền thông, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và các hình thức khác để tăng trải nghiệm sáng tạo và tương tác trên mạng xã hội.
Cùng GAPIT Media “về đích” mùa tuyển sinh
Là đối tác tin cậy của nhiều trường đại học trong các mùa tuyển sinh, GAPIT Media cùng các trường xây dựng và triển khai nhiều chiến dịch truyền thông hiệu quả, “về đích” với đủ chỉ tiêu như kỳ vọng.
Với big idea sáng tạo cùng chiến lược truyền thông nhất quán, GAPIT Media đã đồng hành cùng Trường Đại học Phenikaa đạt những thành công rực rỡ trong việc nâng tầm thương hiệu, thu hút sinh viên tiềm năng và khẳng định vị thế của Nhà trường trong giáo dục đại học.
Những hình ảnh tuyển sinh bắt mắt của Trường Đại học Phenikaa
Hay với Trường Quản trị và Kinh doanh HSB – Đại học Quốc gia Hà Nội, cách truyền tải nội dung mới mẻ giúp trẻ hóa hình ảnh nhà trường, đưa những thông tin tuyển sinh về môi trường đào tạo được kiểm định quốc tế trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với những thí sinh tiềm năng.
Một banner tuyển sinh của Trường Quản trị và Kinh doanh HSB – ĐHQG Hà Nội
Xem thêm các case study ngành giáo dục của GAPIT Media để khám phá chìa khóa thành công của các trường đại học khi tham gia “cuộc đua” đổi mới trong chiến lược truyền thông.