024 7108 6689

media@gapit.com.vn

Sports Marketing – Thương hiệu được lợi gì từ kỳ EURO 2024?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các thương hiệu lớn sẵn sàng chi hàng tỷ đô la để tài trợ cho các giải đấu hoặc các đội bóng không? Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp bóng đá khiến xu hướng Sports Marketing ngày càng đa dạng, mở ra cơ hội để các thương hiệu tiếp cận khách hàng hiệu quả.

1. Sports Marketing những năm gần đây

Sports Marketing hay còn được biết đến là “Tiếp thị thể thao” là một thuật ngữ xuất hiện từ cuối thế kỷ 20 nhằm mô tả hoạt động truyền thông, quảng cáo với mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, đồng thời xây dựng uy tín thương hiệu liên quan đến lĩnh vực thể thao.

Theo The Business Research Company, giá trị của ngành thể thao dự kiến sẽ đạt tới 623 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,6%. Sự nở rộ của các loại hình thể thao và sức hút ngày một tăng của trái bóng tròn khiến Sport Marketing tiếp tục bùng nổ và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều thương hiệu lớn trong những năm qua.

Tận dụng “sức nóng” không giới hạn, thông qua độ phủ sóng lớn và lượng fan hâm mộ áp đảo so với các loại hình thể thao khác, Sport Marketing là đòn bẩy phát triển cho các thương hiệu nhờ việc trở thành nhà tài trợ chính cho các giải đấu lớn hoặc hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng trong làng túc cầu.

Các giải đấu lớn là cơ hội để các thương hiệu sử dụng hiệu quả Sports Marketing

Các trận cầu nằm trong khuôn khổ các giải đấu lớn như Premier League (Cúp Ngoại Hạng Anh), Champion League (Giải Bóng đá Vô địch các Câu lạc bộ Châu Âu), EURO (Giải vô địch Bóng đá Châu Âu), Copa America (Cúp Bóng đá Nam Mỹ), World Cup (Giải Bóng đá Vô địch Thế giới)… là địa hạt để các thương hiệu sử dụng hiệu quả Sports Marketing.

Số liệu từ gemius AdReal cho thấy, trong kỳ EURO 2020, thương hiệu Coca-Cola đã tiếp cận hơn 36 triệu người dùng, thu hút hơn 704 triệu lượt tương tác với các quảng cáo. Thương hiệu Heineken cũng thu về gần 8,5 triệu người dùng thực, tỷ lệ tiếp cận đạt hơn 20% với hơn 17 triệu lượt tương tác với các chiến dịch quảng cáo. Những số liệu trên cho thấy, các giải đấu bóng đá lớn là một trong những sân chơi tuyệt vời để các thương hiệu thể hiện sức mạnh và kết nối với hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.

2. EURO 2024 và cơ hội vàng cho những thương hiệu lớn

EURO 2024 đang dần về đích với cuộc cạnh tranh chức vô địch giữa Tây Ban Nha và Anh. Theo báo cáo của Deloitte, EURO năm nay sẽ tạo ra tổng doanh thu lên tới 2,4 tỷ EUR, bản quyền truyền hình cũng trở thành nguồn thu lớn khi UEFA dự kiến con số lượt theo dõi các trận cầu qua màn ảnh nhỏ là hơn 5 tỷ lượt xem. Sức hút từ giải đấu hàng đầu hành tinh là cơ hội để các thương hiệu gia tăng khả năng hiển thị, tương tác với khách hàng và trở thành các tên quen thuộc trong mắt người tiêu dùng.

Có hai hình thức Sports Marketing chính mà các thương hiệu sử dụng trong kỳ EURO 2024 đó là trở thành nhà tài trợ chính cho cả giải đấu hoặc tài trợ riêng cho các đội bóng hoặc cầu thủ dựa trên giá trị thương mại của họ.

Trong số 13 nhà tài trợ chính thức của EURO 2024, đáng chú ý nhất phải kể đến Hisense với lần thứ 3 liên tiếp trở thành đối tác chiến lược của giải đấu. Với tư cách là nhà tài trợ chính, Hisense cho triển khai chiến dịch “Beyond Glory” với mục tiêu tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu với người hâm mộ bóng đá toàn cầu. Tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm xem bóng đá của mọi người, Hisense thiết lập các khu vực đặc biệt tại các thành phố đăng cai giải đấu để người hâm mộ vừa được trải nghiệm các sản phẩm của thương hiệu, vừa được tham gia các trò chơi tương tác và tận hưởng bầu không khí bóng đá sôi động.

Chiến dịch “Beyond Glory” của Hisense trong mùa EURO 2024

Không chỉ giới hạn ở các quốc gia Châu u, Hisense còn mở rộng cách tiếp cận ra các thị trường khác trong đó có Việt Nam với chiến dịch “Dẫn đầu công nghệ, bùng nổ EURO”, Bằng việc kết hợp các hoạt động đa dạng, sáng tạo và tập trung vào trải nghiệm người dùng, Hisense đã thành công trong việc tạo ra một chiến dịch ấn tượng và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới.

Một nhà tài trợ chính khác là Coca-Cola cũng mang tới chiến dịch độc đáo “The Ritual Cup” để hưởng ứng EURO 2024. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm là những chai Coca-Cola không đường, chiến dịch này đào sâu hơn về cách người hâm mộ thưởng thức những chai Coca-Cola trong khi đang theo dõi những trận đấu, đồng thời khuyến khích mọi người chia sẻ những khoảnh khắc uống Coca-Cola khi xem bóng đá của bản thân lên các trang mạng xã hội. Thương hiệu này cũng cho triển khai chương trình khuyến mãi “Endless Summer” trên các bao bì sản phẩm của mình nhằm mang tới cho khách hàng cơ hội trúng vé tham dự các trận đấu trong khuôn khổ EURO 2024.

“The Ritual Cup” là ví dụ điển hình về cách Coca-Cola tạo ra sợi dây gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Bằng cách khám phá những cách thưởng thức Coca-Cola mới lạ của rất nhiều người trên thế giới, thương hiệu này không chỉ bán sản phẩm mà còn mang đến cho người hâm mộ những trải nghiệm mới mẻ và đáng nhớ khi theo dõi bóng đá.

Bên cạnh trở thành nhà tài trợ chính, một số thương hiệu lựa chọn đầu tư cho từng đội bóng hoặc một vài cầu thủ ngôi sao. Nike, Adidas và Puma là những “ông lớn” trong ngành thể thao, và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu này luôn rất khốc liệt, đặc biệt là trong các giải đấu lớn như EURO 2024. Các thương hiệu này sẵn sàng chi hàng trăm triệu EURO để đổi lấy quyền cung cấp áo thi đấu cho các cầu thủ.

EURO 2024 quy tụ 24 quốc gia tranh tài, trong đó, Nike, Adidas và Puma lần lượt là nhà tài trợ chính cho 9, 6 và 4 liên đoàn bóng đá tại Châu u. Điều này đồng nghĩa với việc logo của các thương hiệu kể trên sẽ xuất hiện dày đặc trong mọi trận đấu cũng như các sự kiện trước và sau trận đấu. Ngoài ra, các thương hiệu này cũng sẽ là đơn vị cung cấp các sản phẩm thể thao như giày, bóng, đồ tập luyện cho các đội tuyển và các cầu thủ khi tham gia các hoạt động có liên quan đến giải đấu.

Lựa chọn tài trợ cho các đội bóng mang tới lợi ích lớn không ngờ cho các thương hiệu bởi lẽ áo đấu là một trong những phương tiện quảng cáo di động hiệu quả nhất. Khi các cầu thủ thi đấu, logo của thương hiệu sẽ được hàng triệu người xem trên khắp thế giới nhìn thấy, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu một cách đáng kể. Thêm vào đó, các thương hiệu cũng dựa vào sức hút của giải đấu để cho ra mắt những bộ sưu tập mới năng động, trẻ trung và gần gũi với người tiêu dùng. Có thể kể đến các bộ sưu tập giày thi đấu 2024 như Nike với “Mad Brilliance” – Tỏa sáng rực rỡ, Adidas với “Advancement” – Bước tiến vượt bậc và Puma với “Forever Faster” – Tốc độ bất tận.

Các bộ sưu tập dành riêng cho EURO 2024 của Nike, Adidas và Puma

3. Giải pháp truyền thông cho các thương hiệu

Một trong những lý do tạo nên hiệu quả cho các chiến dịch Sports Marketing không thể không nói đến hình ảnh. Hình ảnh trong chiến dịch không chỉ truyền tải thông điệp mà còn giúp khơi gợi cảm xúc từ khán giả. Lấy ví dụ từ chiến dịch Beyond Glory của Hisense, hình ảnh thủ môn huyền thoại Manuel Neuer xuất hiện trong mọi hình ảnh của chiến dịch vừa nhằm tôn vinh các cầu thủ đang ngày đêm cống hiến hết mình tại các giải đấu chuyên nghiệp của UEFA, vừa thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp tới khách hàng về các sản phẩm của mình.

Những hình ảnh được sử dụng trong các chiến dịch Sports Marketing đòi hỏi sự độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng, vừa thể hiện được tính thẩm mỹ lại vừa phải truyền tải được thông điệp từ thương hiệu. Để làm được điều này, các công ty truyền thông thường cung cấp 2 giải pháp cho doanh nghiệp giúp tối ưu nguồn lực, tận dụng cơ hội xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng cường tương tác khách hàng đó là Strategic Planning và Creative Solution. Điều này không quá khó đối với các công ty truyền thông nói chung và GAPIT Media nói riêng khi sở hữu đội ngũ sáng tạo giàu kinh nghiệm, có khả năng tạo ra các chiến dịch phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông và thu hút sự chú ý của khán giả.

Sports Marketing trong mùa EURO 2024 mang lại vô số lợi ích cho các thương hiệu lớn. Ngoài hỗ trợ tăng cường nhận diện thương hiệu, hình thức marketing này còn giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

EURO 2024 nói riêng và các sự kiện thể thao lớn nói chung là những sự kiện mang tính chất toàn cầu, nhận được sự chú ý của người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Tài trợ cho các sự kiện thể thao này, các thương hiệu đang chứng tỏ sự quan tâm dành cho cộng đồng và cho các giá trị thể thao. Điều này giúp xây dựng lòng tin yêu của khách hàng hiện tại và là cơ hội tuyệt vời để thương hiệu mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Cuối cùng, việc liên kết với những sự kiện thể thao lớn giúp các thương hiệu xây dựng được hình ảnh năng động, trẻ trung và gần gũi với người tiêu dùng. Các hoạt động tương tác, các cuộc thi cũng như các sự kiện đặc biệt bên lề EURO 2024 do thương hiệu phát động sẽ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, tăng cường sự gắn kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Tham khảo:

Sports Global Market Report 2024: https://www.thebusinessresearchcompany.com/report/sports-global-market-report

Euro2020 Sponsors. Reach analysis of the advertising campaigns from the FMCG industry in Germany: https://gemius.com/blog/euro2020-sponsors-analysis-of-the-reach-of-advertising-campaigns-from-the-fmcg-industry-in-germany/

Annual Review of Football Finance 2024 | Deloitte UK: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/de/Documents/consumer-business/Deloitte_Annual_Review_of_Football_Finance_2024_Studie_UK.pdf

KOL, KOC, KOS: Sự bùng nổ của Influencer Marketing

Tận dụng tốt thế mạnh của Influencer Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả cộng hưởng trong chiến dịch truyền thông, đưa sản phẩm và thương hiệu đến gần hơn với công chúng.

1- Các thuật ngữ về Influencer Marketing: KOL, KOC, KOS

“KOL” (Key Opinion Leader) là những người có ảnh hưởng đến cộng đồng nhờ kiến thức chuyên sâu của họ trong lĩnh vực hay ngành nghề nào đó. Họ có thể là nhà báo, doanh nhân, chính trị gia hay người nổi tiếng… và không nhất thiết phải sử dụng mạng xã hội vì bản thân họ được cộng đồng công nhận vì có chuyên môn trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định.

“KOC” (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. KOC có trải nghiệm đa dạng và chân thực về sản phẩm, có sự thấu hiểu về cảm xúc, nhu cầu và nắm bắt tốt tâm lý người tiêu dùng. Do đó, KOC có vai trò quan trọng tác động gia tăng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

“KOS” (Key Opinion Sales) là những người sáng tạo nội dung có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Họ có hiểu biết về sản phẩm và thương hiệu; đồng thời có khả năng truyền tải thông tin đó đến người mua hàng một cách sinh động và đáng tin cậy. KOS được chia thành 2 nhóm, bao gồm: “KOS thuộc thương hiệu” thường là nhân viên của một thương hiệu/nhãn hàng và “KOS không thuộc thương hiệu” thường là những người livestream tự do.

Ngày càng xuất hiện nhiều thuật ngữ về Influencer Marketing

Giữa 3 thuật ngữ phổ biến về Influencer Marketing, KOS đang là xu hướng mới rất được ưa chuộng trên thị trường thời gian gần đây. Theo thông tin từ AccessTrade Việt Nam, tính từ đầu năm 2024 đến nay, trung bình mỗi tháng đang có khoảng 2,5 triệu lượt livestream bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Shopee và TikTok; hơn 50.000 nhà bán hàng đã tham gia.. Trong đó, trung bình người Việt dành ra 13 tiếng mỗi tuần để mua sắm trên livestream. Điều này chứng tỏ rằng KOS có thể trở thành một ngành nghề “HOT” với nhiều tiềm năng phát triển.

Một vài ví dụ KOS điển hình có thể kể đến thành công của cặp đôi Lucie Nguyễn – Tuấn Dương với doanh số gần 26,5 tỷ đồng sau 15 giờ livestream trên TikTok ngày 4/4 vừa qua. Hay Phạm Thoại từng bán hơn 75.000 đơn hàng chỉ trong 24 giờ livestream, thu về doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng mỗi tháng chỉ riêng từ việc bán hàng trên nền tảng TikTok.

2- Phân biệt KOL – KOC – KOS: Vai trò của từng nhóm trong hoạt động Marketing

Tùy vào mục đích khác nhau của từng chiến dịch Marketing, doanh nghiệp có thể dựa trên điểm khác biệt về vai trò của mỗi nhóm Influencer để đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, phù hợp và tối ưu chi phí cũng như hiệu quả.

KOS là một khái niệm mới nhưng có tiềm năng phát triển vô cùng lớn

Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản của 3 nhóm KOL – KOC – KOS dựa trên hai tiêu chí: Định hướng phát triển nội dung và Tầm ảnh hưởng của từng nhóm.

Tiêu chíKOLKOCKOS
Định hướng phát triển nội dung- Nội dung liên quan nhiều đến định vị thương hiệu cá nhân
- Ít hạn chế về định hướng nội dung
- Nội dung liên quan đến thông tin, đánh giá và khuyến nghị chuyên môn về sản phẩm hoặc dịch vụ
- Ít hạn chế về định hướng nội dung
- Nội dung chủ yếu về các thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu
Tầm ảnh hưởng- Số lượng người theo dõi lớn, có chung mối quan tâm về lĩnh vực mà KOL đang hoạt động
- Có ảnh hưởng không nhỏ tác động đến hành vi và quyết định mua sắm của những đối tượng mục tiêu
- Số lượng người theo dõi ít hơn so với KOL hay KOS
- Có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của cộng đồng cụ thể nhưng không nhất thiết ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ
- Số lượng người theo dõi từ vài nghìn đến hàng triệu người
- Dễ dàng tạo dựng niềm tin đối với người mua và gia tăng khả năng chốt đơn

3- Công thức chọn Influencer Marketing hiệu quả

Đứng trước vô số cơ hội thu hút khách hàng nhờ những người có ảnh hưởng, việc lựa chọn Influencer cho hoạt động Marketing đòi hỏi doanh nghiệp nắm bắt đúng “công thức” để đạt được hiệu quả truyền thông tối ưu.

Lựa chọn Influencer cho mỗi chiến dịch, không thể không cân nhắc nguyên tắc 3R với:

Nguyên tắc về REACH (Độ phủ)

Độ phủ được tính bằng số lượng người theo dõi (Follower) hay mức độ Influencer được nhận diện bởi công chúng. Đây cũng chính là thước đo để chia bậc Influencer từ nhỏ, trung bình đến to, bao gồm: Nano – Micro – Macro – Mega.

Ví dụ đối với KOL: Nano-KOL có từ 1.000 đến 10.000 Follower, Micro-KOL có từ 10.000 đến 100.000 Follower hay Mega-KOL có từ trên 1.000.000 Follower.

Việc lựa chọn KOL, KOC hay KOS có mức ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào ngân sách của chiến dịch Marketing và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải càng lựa chọn người có lượng Follower lớn thì càng đem lại hiệu quả cao vì đôi khi chọn người có tầm ảnh hưởng đến quá nhiều nhóm đối tượng lại không “nhắm” trực diện vào nhóm khách hàng mục tiêu của nhãn hàng.

Nguyên tắc về RELEVANT (Sự phù hợp)

Influencer cần có một sự phù hợp nhất định đến thương hiệu hay sản phẩm của nhãn hàng, dựa trên 3 yếu tố:

  • Target Audience Relevance: Sự phù hợp về nhân khẩu học giữa những đối tượng mục tiêu của thương hiệu, nhãn hàng và nhóm Follower của Influencer.
  • Personality Relevance: Sự phù hợp về mặt hình ảnh, tính cách của cá nhân Influencer đối với hình ảnh của thương hiệu, nhãn hàng.
  • Content Relevance: Sự phù hợp về những quan điểm, nội dung, phương thức thể hiện do Influencer sáng tạo với hình ảnh của thương hiệu và định hướng, thông điệp mà họ muốn truyền tải trong chiến dịch Marketing.

Nguyên tắc về RESONANCE (Chỉ số cộng hưởng)

Chỉ số cộng hưởng dựa trên nhiều yếu tố, không chỉ quyết định bởi một mình Influencer mà còn dựa trên độ uy tín của nhãn hàng, nội dung thông điệp và những nguồn lực khác của chiến dịch. Tính toán càng kỹ lưỡng để vận dụng tối đa chỉ số cộng hưởng, khả năng thành công của chiến dịch khi có sự góp sức của Influencer càng cao.

Chiến dịch Sống một đời có “lãi” thành công với nhiều chỉ số cộng hưởng

Ví dụ với một chiến dịch truyền thông GAPIT Media thực hiện: Sống một đời có “lãi” của VietinBank kết hợp với nghệ sĩ Đen Vâu, chỉ số cộng hưởng vô cùng lớn từ hiệu ứng truyền thông đa kênh. Sự đón nhận của Đồng âm kết hợp với hiệu quả cộng hưởng từ rất nhiều KOL, KOC trên các kênh social như Facebook, TikTok với những nội dung truyền cảm hứng đã viral tự nhiên từ khóa #songmotdoicolai với những kết quả tích cực: 

  • Hơn 5000 bài viết với hashtag Songmotdoicolai trên Facebook;
  • Hơn 11,6 triệu lượt xem với hashtag Songmotdoicolai trên TikTok.

Thêm sự cộng hưởng từ Show của Đen tổ chức tại Hà Nội, chiến dịch thu về lượng tương tác tốt không chỉ trong cộng đồng Đồng âm mà còn tạo được tiếng vang, độ phủ rộng khắp trên mạng xã hội và trên các trang tin tức, thu hút fan của Hà Anh Tuấn – khách mời đặc biệt trong liveshow…

Ngoài ra, tiêu chí cộng hưởng khác cần quan tâm đó là ngân sách chiến dịch và sau đó, doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả để rút kinh nghiệm cho việc lựa chọn Influencer Marketing ở chiến dịch tiếp theo. 

▶▶▶ Xem thêm các chiến dịch thành công cùng Influencer Marketing của GAPIT Media

AI & Digital Marketing: Đồng minh đắc lực hay mối đe dọa với Marketer

Sự phát triển nhanh chóng của AI trong lĩnh vực Digital Marketing mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Vậy cán cân hiện đang nghiêng về đâu?

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách Marketer tiếp cận Digital Marketing

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ và len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, từ công nghệ, y tế, giáo dục và cả Digital Marketing. AI mang đến những công cụ và giải pháp mạnh mẽ, giúp các marketer tiếp cận và giải quyết công việc hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu suất chiến dịch và doanh thu.


Theo một khảo sát của HubSpot, marketer thường ứng dụng AI trong những công việc sau:

  • 40% ứng dụng AI vào Phân tích/báo cáo dữ liệu
  • 39% ứng dụng vào Nghiên cứu (nghiên cứu thị trường, viết báo cáo tổng kết)
  • 38% ứng dụng vào Sáng tạo nội dung

 

Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ hơn những ứng dụng của AI vào trong Digital Marketing.

  1. Phân tích dữ liệu: AI giúp thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp marketer hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng mục tiêu. Từ đó, các chuyên gia marketing có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn khi xây dựng chiến lược.
  2. Tối ưu hóa quảng cáo: AI giúp người dùng lựa chọn các từ khóa, đối tượng mục tiêu, vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp, điều chỉnh giá thầu theo thời gian thực để tối ưu hóa chi phí, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ quảng cáo.
  3. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Với các thuật toán học máy, AI có thể gợi ý sản phẩm phù hợp, gửi email marketing với nội dung và chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng. Điều này hỗ trợ xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, tăng độ trung thành và khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.
  4. Chatbot và trợ lý ảo: Các chatbot tích hợp AI có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin sản phẩm, xử lý đơn hàng…; giảm tải cho bộ phận chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng độ hài lòng của khách hàng.
  5. Tự động hóa nội dung: Các công cụ sinh nội dung dựa trên AI có thể tạo ra các bài viết, quảng cáo, email marketing một cách nhanh chóng và hiệu quả; giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho marketer, đồng thời gia tăng hiệu quả của hoạt động marketing.

Không chỉ dừng lại ở đó, AI vẫn đang được ứng dụng vào hàng trăm công việc khác nhau trong lĩnh vực Digital Marketing.

AI và người sáng tạo: Là bạn hay thù?

AI đã khẳng định vị thế không thể chối cãi trong Digital Marketing, đặc biệt là các tác vụ đòi hỏi độ chính xác và tự động hóa cao. Tuy nhiên, ở lĩnh vực Sáng tạo, vai trò của AI vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi.


Mặc dù Trí tuệ nhân tạo thể hiện khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, bản chất “nhân tạo” của nó vẫn là điều không thể chối cãi. Mặc dù AI có thể mô phỏng và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo nhưng nó vẫn không thể làm lu mờ giá trị của con người trong lĩnh vực này. Điểm hạn chế của AI so với con người nằm ở việc thiếu hụt quan điểm cá nhân, sắc thái cảm xúc và tính chân thực. Trong khi đó, để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, văn học và âm nhạc đều cần bắt nguồn từ những trải nghiệm và cảm xúc thực của người sáng tạo. Bên cạnh đó, AI còn bị giới hạn về nguồn dữ liệu, không thể trích xuất thông tin từ các nguồn bị hạn chế, khiến AI không thể tạo ra nội dung hoàn toàn nguyên bản và kích thích tư duy như con người.

AI vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là đồng minh đắc lực cho marketer nói chung và người sáng tạo nội dung nói riêng. Thay vì lo lắng về sự phát triển của AI, những nhà sáng tạo nên tận dụng những ưu điểm của công nghệ này để tối ưu hóa quá trình sáng tạo. Việc kết hợp sức mạnh của AI với tính sáng tạo, trực giác và cảm xúc của con người sẽ là chìa khóa để tạo ra những tác phẩm ấn tượng hơn bao giờ hết.

GAPIT Media cũng không đứng ngoài làn sóng ứng dụng AI trong hoạt động truyền thông marketing. Để triển khai và phát huy hiệu quả các ứng dụng AI, GAPIT Media đã mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ AI chia sẻ kiến thức và kỹ năng với nhân viên. Các buổi đào tạo và hướng dẫn này giúp nhân viên công ty nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo trong công việc hàng ngày. 

Hiện GAPIT Media đã triển khai các ứng dụng AI vào nhiều khía cạnh khác nhau trong quy trình làm việc, như: Research thông tin, định hướng nội dung, lên ý tưởng cho các ấn phẩm sáng tạo,… qua đó tăng cường hiệu quả hoạt động và vị thế cạnh tranh trên thị trường.