Chơi game vốn là hoạt động giải trí quen thuộc của người dùng các thiết bị công nghệ trong xã hội hiện đại. Vài năm trở lại đây, gamification (game hóa) dần trở thành xu hướng trong lĩnh vực marketing, ngày càng nhiều các doanh nghiệp ứng dụng hoạt động giải trí này vào việc tăng cường hiệu quả cho chiến lược truyền thông. Thông qua việc đưa cơ chế trò chơi (mechanics) vào một môi trường phi trò chơi (non-game), doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới, hấp dẫn và thú vị hơn để từ đó gia tăng lòng trung thành cũng như doanh thu.
Gamification Marketing là gì?
Yếu tố quan trọng trong Gamification Marketing chính là Gamification (trò chơi hóa). Gamification khuyến khích mọi người tham gia vào các bối cảnh non-game bằng cách sử dụng những cơ chế chỉ được sử dụng trong thiết kế trò chơi như phần thưởng, tăng cấp, tìm kiếm huy hiệu… Thông qua đó, gamification sẽ thúc đẩy mong muốn cạnh tranh, thi đua thành tích hoặc hợp tác để đạt được phần thưởng của mọi người.
Như vậy, Gamification Marketing chính là việc lồng ghép và áp dụng một cách sáng tạo và ấn tượng các kĩ thuật trong game như luật chơi, cách chơi, phần thưởng… vào các nền tảng website, mobile, social marketing… nhằm đạt được các mục tiêu marketing đã đề ra.
<Gamification Marketing lồng ghép những cơ chế chỉ có trong trò chơi vào một môi trường phi trò chơi>
Lợi ích của Gamification Marketing
Cùng GAPIT Media tìm hiểu những lợi ích mà Gamification Marketing mang lại cho cho doanh nghiệp giúp nó trở thành hình thức marketing được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn hiện nay nhé.
1. Gia tăng tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp
Chỉ với một trò chơi được thiết kế mới lạ và hấp dẫn trên website hoặc mobile, doanh nghiệp hoàn toàn có thể níu chân khách hàng ở lại trang đồng thời khuyến khích họ chia sẻ và mời thêm nhiều bạn bè tới chơi cùng. Đặc biệt đối với website, việc này không chỉ giúp tăng lượt truy cập, tăng mức độ uy tín của website trong mắt Google mà đồng thời còn tạo ra ảnh hưởng tốt tới hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của Gamification Marketing từ Snipp (The Power of GAMIFICATION – Participation, Engagement, Loyalty – Snipp) cho thấy những hiệu quả vượt trội dành cho các doanh nghiệp ứng dụng gamification vào chiến lược kinh doanh. Trong đó, mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và thông điệp truyền thông tăng 47%, mức độ trung thành với doanh nghiệp tăng 22% và độ nhận diện thương hiệu cũng tăng mạnh ở mức 15%.
2. Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi
Không phải cứ mức độ tương tác tăng lên sẽ đồng nghĩa với tỉ lệ chuyển đổi cũng tăng theo. Mặc dù vậy, việc ứng dụng gamification marketing có thể khiến điều đó có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Lý do chính nằm ở chỗ gamification marketing có khả năng truyền tải thông điệp gần gũi, tự nhiên và không khiến khách hàng có cảm giác bị gượng ép, bắt buộc. Các thử thách, cách tính điểm hoặc thậm chí là các phần thưởng đi kèm đều được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu rất kĩ sở thích cụ thể của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Do vậy, khách hàng sẽ có cảm giác được đưa vào một thế giới trò chơi cá nhân hóa, nơi họ có cơ hội tương tác với với những người dùng khác có cùng nhu cầu hoặc cùng mục tiêu.
Nhờ tập trung vào tính cá nhân hóa mà gamification marketing cũng giúp khách hàng ghi nhớ thông điệp dễ hơn và mang tới nhiều cảm xúc tích cực, từ đó dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và cuối cùng là tăng trưởng doanh số bán hàng.
<Ứng dụng gamification marketing có thể thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi>
3. Tăng mức độ trung thành của khách hàng
Chi phí tìm kiếm khách hàng mới sẽ luôn cao hơn chi phí giữ chân khách hàng cũ. Hiểu được điều đó, gamification marketing chính là cách các doanh nghiệp níu chân tệp khách hàng hiện tại và biến họ trở thành tệp khách hàng trung thành.
Có 2 lý do để gamification marketing làm tốt điều này:
– Mang lại giá trị tích cực: Trong các “trò chơi” được tung ra, doanh nghiệp khéo léo lồng ghép các chương trình ưu đãi, tích điểm đổi quà, xếp hạng thành viên… để qua đó giúp khách hàng cảm thấy mình đóng vai trò quan trọng như một phần của doanh nghiệp.
– Mang lại cảm giác gần gũi: Những “trò chơi” được tạo ra càng hấp dẫn, thú vị thì tỉ lệ khách hàng thường xuyên ghé chơi để duy trì thứ hạng trong game càng lớn. Tương tác càng lâu thì mức độ quen thuộc và gần gũi với doanh nghiệp càng lớn. Đến khi đó, bất cứ khi nào có nhu cầu thì hình ảnh của doanh nghiệp sẽ xuất hiện đầu tiên và trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng.
4. Dễ dàng đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng
Vì trò chơi do doanh nghiệp tạo ra nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và đo lường hiệu quả của chiến dịch bằng công cụ social listening thông qua các chỉ số như số lượng người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia…
Cũng thông qua hoạt động gamification marketing, doanh nghiệp có thể nhìn thấy cách khách hàng tương tác với trò chơi do doanh nghiệp tạo ra, từ đó ghi lại được các dữ liệu về hành vi khách hàng để phục vụ cho những chiến dịch marketing trong tương lai. Ngoài ra, vấn đề nhạy cảm liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân khách hàng cũng sẽ được xử lí một cách nhẹ nhàng khi khách hàng lựa chọn để lại thông tin của mình một cách tự nguyện và vui vẻ khi chơi game.
<Gamification Marketing dễ dàng đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng>
GAPIT Media thúc đẩy Gamification trong các hoạt động digital marketing
Trong năm 2023, GAPIT Media triển khai Gamification Marketing cho ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng SHB, do đó ý tưởng của trò chơi được lấy cảm hứng từ lịch sử phát triển của ngân hàng với những dấu mốc đặc biệt, khéo léo lồng ghép trong đó 6 giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Game được tích hợp ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử SHB Mobile giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm. Tham gia chơi game, khách hàng có thể thử sức với những trò chơi đơn giản nhưng thú vị để có cơ hội nhận về những phần quà có giá trị, đồng thời hiểu rõ hơn quá trình phát triển của ngân hàng.
Thông qua chiến dịch, SHB và GAPIT Media mong muốn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thương hiệu SHB đến với khách hàng, thúc đẩy khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của SHB đồng thời mang lại trải nghiệm công nghệ hiện đại qua Gamification trong ứng dụng tri ân khách hàng.
<GAPIT Media triển khai Gamification Marketing cho ngân hàng SHB>
Tiếp nối thành công của chiến dịch Game kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng SHB, GAPIT Media tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác là TAEMAKE và TriPlayZ nhằm phát triển hơn nữa các giải pháp tích hợp game vào các hoạt động marketing cho phân khúc khách hàng tài chính. Đồng thời, việc hợp tác còn thể hiện tầm nhìn và quyết tâm của GAPIT Media trong việc kiến tạo thêm nhiều giải pháp mới thúc đẩy hiệu quả và tối đa hoá hiệu suất của các hoạt động truyền thông và marketing được cung cấp bởi GAPIT.